Trái cây xuất khẩu còn nhiều thách thức

Xoài Cát chu được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Việc các loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước khó tính như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là một tín hiệu tốt, nhưng để việc xuất khẩu bền vững lâu dài thì vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với một số vùng trồng cây ăn trái Nam bộ.
Những ngày này công nhân các công ty đóng gói xuất khẩu trái cây ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang tất bật cho việc xuất khẩu thanh long đi Nhật, đây cũng là một trong bốn công ty ở Việt Nam được phía Nhật cấp chứng nhận cho xuất khẩu xoài vì đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
Tuy nhiên, theo đại diện công ty, dù xoài đã được phía bạn chấp nhận nhưng mặt hàng này đang phải đối mặt với sự hoành hành của sâu bệnh mà chưa có cách nào khắc phục triệt để.
Ông Nguyễn Hoàng Huy - Giám đốc Công ty Hoàng Huy cho biết: “Ở đây chúng tôi chỉ xử lý được trứng ruồi, còn nếu có nấm thì khó lắm. Trái xoài Cát chu ngon nhưng nấm và quầng đen chưa xử lý được, mong Nhà nước vào cuộc để nghiên cứu xử lý tình trạng này”.
Ngoài ra để duy trì lượng hàng xuất khẩu đều trong các tháng cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hiện nay. Bởi xoài chỉ có mùa vụ cố định, lượng hàng này xuất khẩu đi Nhật hiện nay vẫn còn khá hạn chế, chỉ vài trăm tấn mỗi năm, thua xa nhu cầu cần đáp ứng.
Hiện Đồng Tháp cũng đang tính đến phương án lập trung tâm nghiên cứu về xoài để nâng cao về chất và lượng xoài địa phương, đồng thời khẩn trương áp dụng biện pháp loại bỏ sai phạm, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc tham gia sản xuất trái cây xuất khẩu.
Ông Trần Văn Công - Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Chúng tôi sẽ xử lý nhắc nhở với những trường hợp làm sai, thậm chí cho người dân đó ra khỏi hợp tác xã. Đồng thời phải gắn trách nhiệm của hợp tác xã với xã viên và với sản phẩm của mình”.
Hiện Đồng Tháp đã lập thêm một hợp tác xã trồng xoài chất lượng cao, cùng với đó là kêu gọi thêm nhà đầu tư để tạo ra chuỗi liên kết từ đầu vào tới đầu ra ổn định để người dân gắn bó lâu dài với trái cây đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm

Được trồng làm nguyên liệu giấy từ năm 2004, đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đưa vào trồng, hơn 60ha cây luồng đến thời kỳ khai thác không có người đến thu mua, tưởng chừng sẽ chẳng để làm gì, nay luồng đã bắt đầu đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng ở xã Mỹ Phương (Ba Bể).

Nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản, giúp nông dân yên tâm sản xuất, Đồng Tháp đang nỗ lực tổ chức lại sản xuất để đưa nông sản vào hệ thống phân phối. Thế nhưng, trong khi các siêu thị có nhu cầu rất lớn đối với nhóm hàng rau, củ, quả tươi sống thì nông dân trong tỉnh lại chưa thể tham gia vào hệ thống này...

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.

Khi nước lũ ở đầu nguồn đổ về mạnh, nhiều nông dân tìm mua các loại cá giống để thả nuôi trong mùa lũ, nên hiện nay sức mua các loại cá giống ở huyện Tam Nông đang bắt đầu tăng mạnh.

Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).