Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Cao Lãnh Chủ Động Bảo Vệ Vườn Cây Ăn Trái Khi Lũ Về

Huyện Cao Lãnh Chủ Động Bảo Vệ Vườn Cây Ăn Trái Khi Lũ Về
Ngày đăng: 20/08/2014

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại trong mùa lũ năm 2011, ngay từ đầu năm nay Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cao Lãnh đã chủ động huy động sức dân cùng Nhà nước gia cố, khép kín lại các ô bao kết hợp lộ giao thông nông thôn, bảo vệ ăn chắc diện tích vườn.

Ông Trần Văn Hưng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh cho biết: “Thời gian vừa qua, Phòng phối hợp với Ban Quản lý dự án, UBND các xã làm việc với đơn vị thi công về việc đẩy nhanh tiến độ các công trình bảo vệ bờ bao vườn cây ăn trái, đồng thời gia cố lại các cống đập, hoàn thiện các cánh cửa cống, khu vực nào chưa có cống thì tiến hành đắp đập giả, để ngăn lũ, bảo vệ vườn”.

Từ nguồn vốn của Sở NN&PTNT tỉnh, năm 2014 huyện đầu tư hỗ trợ cho xã Mỹ Xương xây dựng 8 công trình cống hở và 1 công trình mở rộng đê bao kết hợp lộ giao thông nông thôn dài 2km, mặt rộng 3,5m tuyến ấp Mỹ Thạnh - Mỹ Thới với tổng kinh phí trên 8,5 tỷ đồng, để bảo vệ toàn bộ 500ha vườn cây ăn trái của xã. Đến nay các công trình đã hoàn thành, người dân rất phấn khởi.

Ông Trần Hữu Hiền, đang sản xuất trên 6 công xoài Cao Lãnh và xoài cát chu Cao Lãnh ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Xương cho biết: “Đê bao từng vườn thì đã có, nhưng nếu nước lũ lên, nhiều mà không có đê bao chung thì tình hình rất khó khăn. Bây giờ có cống hở và tuyến lộ giao thông nông thôn kết hợp bờ bao thì nhà vườn yên tâm hơn”.

Trước tình hình mực nước lũ dâng cao như hiện nay, ngành nông nghiệp huyện cũng đã phối hợp với chính quyền các địa phương có vườn cây ăn trái tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho vườn cây.


Có thể bạn quan tâm

Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Không Nhiễm Chất Gây Ung Thư Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Không Nhiễm Chất Gây Ung Thư

Thạc sĩ Dương Thọ Trường, Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

14/08/2012
Tăng Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

15/08/2012
Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.

29/06/2012
Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo

Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.

20/08/2012
Ớt Miền Tây Rớt Giá Vì Thương Lái Trung Quốc Giảm Mua Ớt Miền Tây Rớt Giá Vì Thương Lái Trung Quốc Giảm Mua

Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.

21/08/2012