Trái cây Việt tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường

Tuy phải cạnh trạnh khốc liệt với nhiều loại trái cây nhập khẩu với mẫu mã đẹp và giá cả ổn định hơn nhưng trái cây nội vẫn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.
Nhiều loại trái cây nội hiện nay đang vào mùa, như nhãn, măng cụt... và được bày bán ở tất cả các chợ trên địa bàn TP.HCM với mức giá không hề rẻ.
Các sạp trái cây ở TP.HCM rất phong phú, đa dạng cả về chủng loại và nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh trái cây nội địa, các loại trái cây nhập ngoại như nho Mỹ, kiwi Canada… xuất hiện rất nhiều. Tuy nhiên, theo những người bán hàng, trái cây nội vẫn được ưa chuộng hơn.
Không chỉ tại các chợ dân sinh, ở chợ đầu mối Thủ Đức cũng ghi nhận việc người tiêu dùng đang có xu hướng quay lưng lại với các mặt hàng trái cây ngoại nhập dù năm nay các chủ vựa nhập nhiều hơn năm trước.
Lý giải về nguyên nhân trái cây ngoại không được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam thời điểm này, đa số người tiêu dùng cho rằng do trái cây nội có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hơn.
Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian tới, lượng trái cây nhập khẩu sẽ còn tiếp tục tăng với nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp hơn nhưng niềm tin của người tiêu dùng với trái cây nội ngày càng cao sẽ loại bỏ nhiều loại trái cây ngoại từng chiếm lĩnh thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.

Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Là nước nông nghiệp, nhưng VN đang ồ ạt nhập khẩu các loại giống cây trồng, kể cả những giống cây chúng ta hoàn toàn có thể tự sản xuất như cà chua, dưa chuột, đậu bắp... Đây là một nghịch lý và tác hại của nó thì hơn ai hết, chúng ta đã quá thấm thía.