Trái Cây Việt Được Khách Hàng Ưa Chuộng

Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.
Chủ cửa hàng trái cây Bông - chợ Cao Lãnh cho biết: “Khoảng vài năm trước, trái cây TQ hầu như chiếm lĩnh thị trường với giá cả mềm, vẻ ngoài rất bắt mắt. Tuy nhiên, khoảng hơn tháng nay, tiếp tục có thông tin trong trái cây TQ chứa chất nguy hiểm gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng nên người mua tìm sản phẩm khác. Hầu như, khi khách hỏi thăm sản phẩm biết là hàng TQ là họ bỏ đi. Nhiều lúc, chúng tôi thuyết phục không phải là hàng Trung Quốc, họ cũng không tin tưởng, trừ những khách quen”.
Trước thực trạng trên, nhiều tiểu thương đã thay “chiến thuật”, bày bán những sản phẩm của Việt Nam với những mặt hàng gần gũi với người tiêu dùng để hạn chế việc hoài nghi đối với sản phẩm TQ.
Khi trái cây TQ hết được “sủng hạnh” chính là cơ hội cho nông sản của Việt Nam. Nhiều tiểu thương cho rằng, mùa này sản phẩm hàng nội rất nhiều, giá vừa phải và rất ngon nên không nhập hàng ngoại dù là sản phẩm uy tín của các nước.
Chị Nguyễn Ngọc Trang, phường 1 - TP.Cao Lãnh cho hay: “Khi sử dụng trái cây, tôi đến những chỗ bán quen vì lo lắng hàng hóa bị đánh tráo, thay đổi nhãn mác. Tôi nghe thông tin một số trái cây TQ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong khi đó nước ta lại có nhiều trái cây phân bố theo mùa, vì thế dùng trái cây trong nước vừa an toàn, vừa ủng hộ trái cây Việt”.
Chủ cửa hàng rau củ Mai Hoa chợ Cao Lãnh cho biết: “Hiện nay, ngoài sản phẩm của Đà Lạt được khách ưa chuộng thì sản phẩm tại địa phương là lựa chọn tiếp theo của người tiêu dùng. Riêng mặt hàng rau, củ TQ, số lượng hàng hóa giảm rất nhiều so với trước. Tuy nhiên, tại sạp cũng nhập về chút ít để người tiêu dùng có thể chọn lựa loại phù hợp với túi tiền nhất”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.