Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trà Vinh Đồng Bộ Thực Hiện Các Giải Pháp Kích Cầu Cho Trái Dừa

Trà Vinh Đồng Bộ Thực Hiện Các Giải Pháp Kích Cầu Cho Trái Dừa
Ngày đăng: 20/06/2012

Trà Vinh là địa phương có sản lượng dừa đứng thứ hai trong khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre), với diện tích trên 14.941 ha và hàng năm cho sản lượng trên 151 triệu trái dừa. Trước tình hình giá dừa đang sụt giảm mạnh trên thị trường, hiện dao động ở mức 11 – 13 ngàn đồng/chục (12 trái); giảm 95 – 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ tháng 5/2011.

Trước tình hình trên, qua trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thảo – Phó Giám đốc Sở Công thương, cho biết: UBND tỉnh đang chỉ đạo cho ngành tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp “kích cầu” cho trái dừa cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác của tỉnh. Trong này, tiến hành xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm dừa, thủy sản, gạo; đưa thông tin các sản phẩm (dừa, gạo, thủy sản…) lên sàn thương mại điện tử. Chủ động, phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở có hàng nông sản xuất khẩu tổ chức đưa đi xúc tiến ra nước ngoài (Châu Á); tìm các địa chỉ của các nước có nhu cầu về mặt hàng dừa cũng như thủy sản, gạo để ký kết mở rộng đối tác. Ngành Công thương thực hiện gắn kết giữa doanh nghiệp (ngành sản xuất, chế biến dừa và các sản phẩm nông – lâm thủy sản khác) với ngân hàng trong việc tạo điều kiện, cung cấp thông tin nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn nhanh nhất…

Nhằm để đảm bảo diện tích dừa giữ vững trước cơn bão giảm giá như hiện nay, ông Trần Trung Hiền – TUV, Giám đốc Sở NN – PTNT, khuyến cáo: nông dân cần phải bình tĩnh trước việc giá dừa sụt giảm như hiện nay, do đây là cây lâu năm, thời gian trồng và đến thu hoạch khá dài (4 – 5 năm) cho nên cần tránh tình trạng “chặt cây này, trồng cây khác” do chạy theo thị trường. Để nâng cao hiệu quả cho các diện tích vườn dừa, ngành cũng đang triển khai và vận động nông dân nên xen canh cây ca cao…

Có thể bạn quan tâm

Cá - Cần Hoàng Lương Cá - Cần Hoàng Lương

Từ con cá và những ruộng rau cần, người dân xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã trở nên khá giả, đời sống sung túc. Nhiều cánh đồng đạt mức thu 300 triệu đồng/ha/năm. Chủ trương hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại đây tiếp tục mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Hoàng Lương đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

22/11/2013
Thôn Riễu Giàu Lên Nhờ Trồng Hoa Lay Ơn Thôn Riễu Giàu Lên Nhờ Trồng Hoa Lay Ơn

Gần 10 năm qua, đời sống của người dân thôn Riễu, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đang ngày một khấm khá hơn từ nghề trồng hoa lay ơn. Thôn Riễu từ lâu đã có nghề trồng hoa cung cấp cho TP Bắc Giang, các huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Những năm trước khi chưa có cây hoa lay ơn, người dân chỉ trồng lúa, rau màu và một số loài hoa như cúc, violet nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi có một số hộ trong thôn đem giống hoa lay ơn về trồng thì diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng.

22/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

22/11/2013
"Lỗ Hổng" Quản Lý Thuốc, Thức Ăn Thủy Sản

Ngày 19.11, tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh tình trạng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại Quảng Nam, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên lĩnh vực này cũng khá phổ biến, khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng.

22/11/2013
Chăn Nuôi Động Vật Rừng Hiệu Quả Nhưng Mạo Hiểm Chăn Nuôi Động Vật Rừng Hiệu Quả Nhưng Mạo Hiểm

Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

22/11/2013