Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TPP và thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá ngừ

TPP và thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá ngừ
Ngày đăng: 04/11/2015

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính của cá ngừ Việt Nam.

Nhưng lâu nay, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4 - 7,2%.

Trong khi đó, Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản lại có mức thuế 0%.

TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật khi thuế suất giảm bằng 0% mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ.

Nhưng một thực tế khác đang khiến cho các nhà quản lý lo lắng.

Đó là mỗi năm, các doanh nghiệp chế biến cá ngừ ở Việt Nam lại nhập đến 10.000 tấn nguyên liệu cá ngừ.

Khi TPP có hiệu lực, thuế suất đối với nguyên liệu cá ngừ nhập khẩu đưa xuống bằng 0%.

Rất có thể khi đó, cá ngừ các doanh nghiệp nhập khẩu để chế biến lại rẻ hơn so với mua cá ngừ ngư dân khai thác, doanh nghiệp có lợi nhưng ngư dân khó khăn.

Trong năm nay, ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nơi có 2.800 tàu khai thác cá ngừ đại dương , sản lượng cá ngừ trong thời gian khai thác cao điểm từ tháng 1 đến tháng 6 chỉ đạt khoảng 9.800 tấn.

Theo tính toán của ngư dân, với chuyến khai thác có mức tổn phí khoảng 150 triệu đồng và với giá cá 110.000 đồng/kg, để có lãi, lượng cá trong mỗi chuyến biển phải được 1,5 - 2 tấn.

Tuy nhiên, rất ít tàu cá đạt được sản lượng này.

Đó là chưa nói chất lượng cá ở mức thấp càng làm giảm thu nhập của ngư dân.

Muốn tránh tác động từ TPP, con đường duy nhất là giá bán cá ngừ đại dương của Việt Nam phải mang tính cạnh tranh.

Từ hơn 1 năm nay, đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai cũng không ngoài mục đích tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất cá ngừ.

Thực tế cho thấy: chỉ khi tổ chức sản xuất theo chuỗi, sản phẩm cá ngừ Việt Nam mới có được khả năng cạnh tranh, biến những thách thức thành lợi thế khi tham gia TPP .


Có thể bạn quan tâm

Hành tỏi xuất ngoại Hành tỏi xuất ngoại

Đưa hành, tỏi xuất ngoại là hướng đi mới đem lại nhiều hy vọng cho nông dân nơi đây.

22/09/2015
Chăn nuôi an toàn dịch bệnh cần có lộ trình phù hợp Chăn nuôi an toàn dịch bệnh cần có lộ trình phù hợp

Mặc dù chỉ chiếm khoảng 20% cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk nhưng ngành chăn nuôi đang có những đóng góp quan trọng trong việc thu hút các dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác phòng, chống đang còn nhiều bất cập…

22/09/2015
PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam tổ chức sản xuất xoài như Nhật Bản, Đài Loan PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam tổ chức sản xuất xoài như Nhật Bản, Đài Loan

Dù thị trường Nhật Bản đã mở, nhưng xuất khẩu trái cây sang nước này trong thời gian tới chưa chắc đã như mong muốn của chúng ta, nếu doanh nghiệp và nhà vườn không cố gắng ở mức cao nhất.

22/09/2015
Tạo dựng thương hiệu lúa, gạo Việt Nam Tạo dựng thương hiệu lúa, gạo Việt Nam

Từ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những hạt gạo ngọt lành của Việt Nam đã đến với bạn bè thế giới.

22/09/2015
Trái cây đặc sản Việt vào Mỹ, Nhật Trái cây đặc sản Việt vào Mỹ, Nhật

Trái cây ngon của Việt Nam không còn quanh quẩn ở các thị trường dễ tính mà đã vào thị trường cao cấp.

22/09/2015