TPP và thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá ngừ

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính của cá ngừ Việt Nam.
Nhưng lâu nay, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4 - 7,2%.
Trong khi đó, Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản lại có mức thuế 0%.
TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật khi thuế suất giảm bằng 0% mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ.
Nhưng một thực tế khác đang khiến cho các nhà quản lý lo lắng.
Đó là mỗi năm, các doanh nghiệp chế biến cá ngừ ở Việt Nam lại nhập đến 10.000 tấn nguyên liệu cá ngừ.
Khi TPP có hiệu lực, thuế suất đối với nguyên liệu cá ngừ nhập khẩu đưa xuống bằng 0%.
Rất có thể khi đó, cá ngừ các doanh nghiệp nhập khẩu để chế biến lại rẻ hơn so với mua cá ngừ ngư dân khai thác, doanh nghiệp có lợi nhưng ngư dân khó khăn.
Trong năm nay, ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nơi có 2.800 tàu khai thác cá ngừ đại dương , sản lượng cá ngừ trong thời gian khai thác cao điểm từ tháng 1 đến tháng 6 chỉ đạt khoảng 9.800 tấn.
Theo tính toán của ngư dân, với chuyến khai thác có mức tổn phí khoảng 150 triệu đồng và với giá cá 110.000 đồng/kg, để có lãi, lượng cá trong mỗi chuyến biển phải được 1,5 - 2 tấn.
Tuy nhiên, rất ít tàu cá đạt được sản lượng này.
Đó là chưa nói chất lượng cá ở mức thấp càng làm giảm thu nhập của ngư dân.
Muốn tránh tác động từ TPP, con đường duy nhất là giá bán cá ngừ đại dương của Việt Nam phải mang tính cạnh tranh.
Từ hơn 1 năm nay, đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai cũng không ngoài mục đích tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất cá ngừ.
Thực tế cho thấy: chỉ khi tổ chức sản xuất theo chuỗi, sản phẩm cá ngừ Việt Nam mới có được khả năng cạnh tranh, biến những thách thức thành lợi thế khi tham gia TPP .
Có thể bạn quan tâm

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích nuôi tôm gần 130 nghìn ha, lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sản lượng tôm chất lượng cao của tỉnh đạt hơn 100 nghìn tấn/năm, chiếm gần một phần tư sản lượng tôm chất lượng cao của cả nước. Nuôi tôm đã và đang thật sự là thế mạnh kinh tế của địa phương.

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?

Thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Trương Văn Thơ ở tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ), tận mắt chứng kiến sự chăm sóc tận tụy của anh, mới hiểu con bò bây giờ đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá với người nông dân.

Riêng Cần Thơ, An Giang và Ðồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha... Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200 nghìn tấn so vụ trước, góp phần nâng sản lượng lúa đông xuân và hè thu năm 2014.