Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TPHCM sắp có thương hiệu Sữa tươi Củ Chi

TPHCM sắp có thương hiệu Sữa tươi Củ Chi
Ngày đăng: 27/10/2015

Theo một thành viên trong ban chủ nhiệm hợp tác xã, hiện tại, hợp tác xã (HTX) đang làm những thủ tục cuối cùng trước khi khai trương nhà máy sản xuất sữa tươi với thương hiệu Sữa tươi Củ Chi.

Nhà máy dự kiến sẽ được xây dựng vào đầu tháng 11-2015, và vào đầu năm 2016 những lô hàng đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường.

Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 5 tấn sữa mỗi ngày và chi phí đầu tư cho nhà máy vào khoảng trên dưới 20 tỉ đồng.

Phía HTX Tân Thông Hội cho biết, hiện tại, HTX đã làm việc với Phòng giáo dục Huyện Củ Chi để phân phối sữa tươi thương hiệu Sữa tươi Củ Chi tới các trường học ở trên địa bàn huyện và đưa vào hệ thống siêu thị Co.op Mart trên địa bàn thành phố.

Hiện mỗi ngày HTX Tân Thông Hội bán ra thị trường khoảng 26 tấn sữa tươi, trong đó có 20 tấn bán cho Bò sữa Long Thành.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TPHCM, năm 2014, tổng đàn bò sữa của thành phố là 99.600 con; Củ Chi chiếm gần 80% tổng đàn bò sữa của toàn thành phố.

Tổng đàn bò sữa của TPHCM trong năm 2014 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008, và chiếm 46,5% tổng đàn cả nước, với lượng sữa tươi cung cấp cho thị trường mỗi năm 270.000 tấn, chiếm hơn 51% của cả nước.

Vinamilk mua khoảng 60% lượng sữa tươi của TPHCM, FrieslandCampina Việt Nam mua 20%, còn lại 20% được bán cho các công ty khác, trong đó có cả Bò sữa Long Thành.

Trong nhiều cuộc họp trước đây của Sở NN&PTNT TPHCM, đã có ý kiến đặt ra rằng tại sao TPHCM có tổng đàn bò sữa lớn nhất cả nước mà không có một thương hiệu sữa đi kèm, trong khi Đồng Nai, một địa phương kém TPHCM về tổng đàn bò sữa nhưng lại xây dựng được thương hiệu Bò sữa Long Thành.

Vì thế, HTX Tân Thông Hội, dưới sự hỗ trợ của UBND huyện Củ Chi đã mạnh dạn đề xuất dự án xây dựng nhà máy sữa tươi với thương hiệu Sữa tươi Củ Chi như nói trên.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Kinh Doanh Lúa Gạo Hướng Vào Lợi Ích Của Nông Dân Sản Xuất Kinh Doanh Lúa Gạo Hướng Vào Lợi Ích Của Nông Dân

Nông dân chưa vui vì trong chuỗi giá trị lúa gạo gia tăng, nông dân cực nhất mà lại hưởng lợi ít nhất, vì đảm nhiệm toàn bộ khâu sản xuất lúa, đến vận chuyển, làm sạch, làm khô và thường là cả dự trữ, là những khâu trong sản xuất kinh doanh lúa gạo thường gặp nhiều rủi ro nhất. Đã vậy, giá vật tư sản xuất lại tăng không ngừng, nhiều khi kém chất lượng, thậm chí là hàng dỏm.

03/03/2014
Phát Triển Mạnh Tàu Cá Công Suất Lớn, Đánh Bắt Xa Bờ Phát Triển Mạnh Tàu Cá Công Suất Lớn, Đánh Bắt Xa Bờ

Từ đầu năm 2014 đến nay, ước tính sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 18.700 tấn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng cá ngừ đại dương đạt 880 tấn, bằng 67,5% so với cùng kỳ.

03/03/2014
Rau Sạch Chưa Có Hướng Phát Triển Bền Vững Rau Sạch Chưa Có Hướng Phát Triển Bền Vững

Hiện nay, toàn tỉnh có 4.106ha đất trồng rau các loại, năng suất đạt 15 tấn/ha. Trong đó, chủ yếu tập trung tại huyện Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo.

03/03/2014
Mường Khong Tìm Hướng Thoát Nghèo Mường Khong Tìm Hướng Thoát Nghèo

Do đó, giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo là mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền và mong ước của người dân nơi đây. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo hướng nào, cơ cấu cây trồng ra sao đang là bài toán khó, nỗi trăn trở của địa phương.

03/03/2014
Bền Vững Là Yếu Tố Hàng Đầu Bền Vững Là Yếu Tố Hàng Đầu

Thoạt nghe, không ít người thấy lạ vì dường như đang “đi ngược” với định hướng, quy hoạch phát triển cà phê - cây “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của Mường Ảng.

03/03/2014