TPHCM sắp có thương hiệu Sữa tươi Củ Chi

Theo một thành viên trong ban chủ nhiệm hợp tác xã, hiện tại, hợp tác xã (HTX) đang làm những thủ tục cuối cùng trước khi khai trương nhà máy sản xuất sữa tươi với thương hiệu Sữa tươi Củ Chi.
Nhà máy dự kiến sẽ được xây dựng vào đầu tháng 11-2015, và vào đầu năm 2016 những lô hàng đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường.
Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 5 tấn sữa mỗi ngày và chi phí đầu tư cho nhà máy vào khoảng trên dưới 20 tỉ đồng.
Phía HTX Tân Thông Hội cho biết, hiện tại, HTX đã làm việc với Phòng giáo dục Huyện Củ Chi để phân phối sữa tươi thương hiệu Sữa tươi Củ Chi tới các trường học ở trên địa bàn huyện và đưa vào hệ thống siêu thị Co.op Mart trên địa bàn thành phố.
Hiện mỗi ngày HTX Tân Thông Hội bán ra thị trường khoảng 26 tấn sữa tươi, trong đó có 20 tấn bán cho Bò sữa Long Thành.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TPHCM, năm 2014, tổng đàn bò sữa của thành phố là 99.600 con; Củ Chi chiếm gần 80% tổng đàn bò sữa của toàn thành phố.
Tổng đàn bò sữa của TPHCM trong năm 2014 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008, và chiếm 46,5% tổng đàn cả nước, với lượng sữa tươi cung cấp cho thị trường mỗi năm 270.000 tấn, chiếm hơn 51% của cả nước.
Vinamilk mua khoảng 60% lượng sữa tươi của TPHCM, FrieslandCampina Việt Nam mua 20%, còn lại 20% được bán cho các công ty khác, trong đó có cả Bò sữa Long Thành.
Trong nhiều cuộc họp trước đây của Sở NN&PTNT TPHCM, đã có ý kiến đặt ra rằng tại sao TPHCM có tổng đàn bò sữa lớn nhất cả nước mà không có một thương hiệu sữa đi kèm, trong khi Đồng Nai, một địa phương kém TPHCM về tổng đàn bò sữa nhưng lại xây dựng được thương hiệu Bò sữa Long Thành.
Vì thế, HTX Tân Thông Hội, dưới sự hỗ trợ của UBND huyện Củ Chi đã mạnh dạn đề xuất dự án xây dựng nhà máy sữa tươi với thương hiệu Sữa tươi Củ Chi như nói trên.
Có thể bạn quan tâm

Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.