Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TPHCM đã có vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

TPHCM đã có vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
Ngày đăng: 13/10/2015

Theo kết quả báo cáo của dự án Cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) TPHCM do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam tài trợ, trong thời gian thực hiện dự án từ năm 2010 đến tháng 9-2015, các chuyên gia đã tiến hành bảy đợt lấy mẫu huyết thanh với 1.562 mẫu, điều tra dịch tễ và giám sát hàng ngày ở các hộ chăn nuôi tại chín xã này.

Kết quả là 100% các hộ không phát hiện nhiễm virus lở mồm long móng và dịch tả trên đàn heo.

Điều này cho thấy, mô hình thực hành chăn nuôi tốt được coi là một mô hình phòng chống bệnh rất tốt hiện nay.

Bên cạnh đó, tại những đại lý thức ăn chăn nuôi nằm trong khu vực này, kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu đều đạt các chỉ tiêu kháng sinh, vi sinh vật, kim loại nặng, không phát hiện các loại chất cấm như chất tạo nạc.

Tính đến nay, đã có 646 hộ dân chăn nuôi trong chín xã nói trên đã được chứng nhận VietGap, và dự kiến hoàn thành chứng nhận VietGap thêm cho 95 hộ vào cuối năm.

Tuy vậy, theo Ban quản lý dự án LIFSAP, dù đã có vùng an toàn dịch bệnh và sản phẩm đạt VietGap, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm giữa người chăn nuôi và đơn vị thu mua còn hạn chế do các hộ chăn nuôi nhỏ, số lượng giao dịch không nhiều, không liên tục.

Một trong những khó khăn nữa là hiện nay chưa có cửa hàng, quầy sạp giới thiệu sản phẩm VietGap và logo nhãn hiệu, bao bì nhận biết sản phẩm VietGap tiêu thụ trên thị trường để người tiêu dùng lựa chọn, so sánh.

Điều này có phần giống đối với trường hợp những sản phẩm trồng trọt đạt chuẩn VietGap - mà TPHCM triển khai những năm trước- nhưng lại không bán được vì thiếu khu vực bán hàng, phải bán chung với các sản phẩm rau quả trồng theo cách truyền thống tại các chợ.

Vì thế, để giải quyết khó khăn này, theo thông tin mà TBKTSG Online có được, thời gian tới, dưới sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, sẽ có ít nhất một cửa hàng bán thịt VietGap trên địa bàn thành phố được khai trương.

Ngoài việc hỗ trợ TPHCM xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, LIFSAP còn hỗ trợ nâng cấp các chợ, hỗ trợ người dân trang bị thiết tại các quầy, sạp bán thịt, cung cấp cho các cơ sở giết mổ máy phun áp lực, máy nước nóng năng lượng mặt trời để cải thiện điều kiện vệ sinh thú y trong kiểm soát giết mổ, cũng như hỗ trợ người dân xây dựng hầm biogas nhằm tận dụng chất thải trong chăn nuôi để lấy khí gas cho các sinh hoạt nấu ăn hằng ngày.


Có thể bạn quan tâm

Thu tiền tỷ nhờ nuôi cá hồi trên đỉnh Mẫu Sơn Thu tiền tỷ nhờ nuôi cá hồi trên đỉnh Mẫu Sơn

Mỗi năm, người nông dân nuôi 2 lứa cá hồi thu được 2.000 con, mỗi con nặng từ 1,5-2kg và bán ra với giá với giá 400.000 đồng một kg.

23/09/2019
Được mùa riêng nhờ biết đánh thức mầm ngủ của nhãn Được mùa riêng nhờ biết đánh thức mầm ngủ của nhãn

Dự kiến vụ này anh vẫn thu được 17 tấn/ha với giá bán cả vườn 28.000 đồng/kg tương đương gần 500 triệu…

27/09/2019
Những nhà nông tài ba xứ Nghệ Những nhà nông tài ba xứ Nghệ

Nhiều hộ thu nhập đến 120 triệu đồng/năm, những trường hợp ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao hoàn toàn có thể đút túi dăm trăm triệu đến cả tỷ đồng.

28/09/2019
Thu bạc tỷ từ nuôi thủy sản nước lợ tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai Thu bạc tỷ từ nuôi thủy sản nước lợ tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai

Tại các địa phương như: Phước An, Phú Hữu, Đại Phước, Vĩnh Thanh..., nhiều gia đình kiếm được từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng nhờ nuôi thủy sản nước lợ.

30/09/2019
Anh nông dân kiếm tiền tỷ từ nuôi gà đẻ thụ tinh nhân tạo Anh nông dân kiếm tiền tỷ từ nuôi gà đẻ thụ tinh nhân tạo

Nếu nuôi gà đẻ lấy giống theo truyền thống thì cứ 1.000 gà mái phải cần tới trên 120 con gà trống.

02/10/2019