Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TPHCM Chưa Phát Hiện Vi Rút H5N1 Trên Chim Yến

TPHCM Chưa Phát Hiện Vi Rút H5N1 Trên Chim Yến
Ngày đăng: 26/04/2013

Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm trên đàn chim yến, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, công tác kiểm tra, giám sát việc nuôi chim yến được thực hiện thường xuyên. Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Chi cục Thú y TPHCM đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tập huấn cho bà con nhận biết dấu hiệu cúm ở chim yến, cũng như thông báo cho cơ quan chức năng khi có hiện tượng chim chết không rõ nguyên nhân.

Ông Trung cho biết thêm, từ năm 2011 đến nay, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy hơn 1.300 mẫu các loại chim cảnh, chim câu và gia cầm nhưng đều có kết quả âm tính. Về quy hoạch nuôi chim yến, theo ông Trung, hiện chỉ có huyện Cần Giờ đề xuất triển khai quy hoạch nuôi chim yến. Sở NNPTNN đang cùng với các sở, ngành liên quan nghiên cứu ban hành quy định đối với hoạt động nuôi yến, đồng thời xem xét giữa khả năng kiểm soát dịch bệnh và phát triển nuôi chim yến.

Hiện TPHCM có hơn 300 hộ nuôi chim yến, tập trung chủ yếu tại huyện Cần Giờ (219 hộ nuôi) và rải rác ở các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh và các quận 2, 3, 9, 7... Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 10 hộ nuôi yến tại Cần Giờ được cấp phép nuôi thử nghiệm, còn lại đều nuôi tự phát.

Đối với công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn, ông Trung cho biết, TPHCM đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chống cúm H5N1 và H7N9. Sắp tới, TPHCM sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra để xử lý triệt để việc kinh doanh gia súc, gia cầm trái phép.

Bên cạnh đó, TPHCM sẽ triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, gia súc từ các địa phương khác vào thành phố; cũng như xử lý mạnh đối với các điểm giết mổ lậu gia súc, gia cầm.


Có thể bạn quan tâm

Cây vải 58 tuổi trên đất D'Ran (Lâm Đồng) Cây vải 58 tuổi trên đất D'Ran (Lâm Đồng)

Cây vải cổ thụ 58 tuổi này do lão ông Lý Quang Chức, thôn Lạc Thiện 2, thị trấn D’Ran, tỉnh Lâm Đồng trồng từ năm 1957 trong phần đất của gia đình. Cây rất cao, thân chia nhiều nhánh, tỏa bóng mát che rợp một khoảng vườn.

18/04/2015
Ổi Thanh Hà rớt giá Ổi Thanh Hà rớt giá

Ở thời điểm hiện tại, người dân trồng ổi ở Thanh Hà (Hải Dương) điêu đứng vì giá ổi xuống thấp kỷ lục, chỉ còn khoảng 3.000đ/kg. Thanh Hà là vùng đất từ lâu trồng các loại vải, ổi thơm ngon có tiếng với ba giống đặc trưng là ổi bo xù, ổi Thái và ổi bo trắng.

18/04/2015
Hội Làm vườn huyện Lai Vung và công tác phát triển mô hình kinh tế hợp tác Hội Làm vườn huyện Lai Vung và công tác phát triển mô hình kinh tế hợp tác

Thời gian qua, cùng với các ngành, các cấp, Hội Làm vườn (HLV) huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế hợp tác sâu rộng đến từng địa bàn trọng yếu trên toàn huyện nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập.

18/04/2015
Giá bưởi tăng cao Giá bưởi tăng cao

Do nhu cầu tiêu thụ tăng và nguồn cung hạn chế, hiện giá bưởi da xanh và bưởi 5 roi tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đã tăng ít nhất từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

18/04/2015
An Giang trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao An Giang trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào vườn cây ăn trái tại huyện Chợ Mới (An Giang), nhiều nhà vườn ở xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới) thực hiện trồng xoài ba màu theo hướng VietGAP mang lại hiệu quả, giúp tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.

18/04/2015