Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TP.Hồ Chí Minh và Hải Dương hợp tác tiêu thụ vải thiều

TP.Hồ Chí Minh và Hải Dương hợp tác tiêu thụ vải thiều
Ngày đăng: 18/05/2015

Ông Nguyễn Anh Cương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương-cho biết, với sản lượng 200.000 tấn vải thiều của cả miền Bắc hiện nay, mỗi người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh chỉ cần mua 2 kg vải thì người nông dân không cần phải lo khâu “đầu ra” cho sản phẩm. Tuy nhiên để vải thiều đến tay người tiêu dùng, nhất là ở thị trường miền Nam thì không đơn giản, nên chính quyền, các sở ngành của tỉnh Hải Dương mới tổ chức “tính trước” phương án để tiêu thụ mặt hàng nông sản này.

Ông Vũ Doãn Quang- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương- cho biết, Hải Dương hiện có 105.697 ha đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây ăn quả là 21.000 ha, sản lượng quả đạt 200.000 tấn. Riêng đất trồng vải chiếm 11.000 ha ( huyện Thanh Hà chiếm 4.000 ha, huyện Chí Linh chiếm 4.500 ha), sản lượng đạt 50.000 tấn (chiếm 10% giá trị của ngành trồng trọt), giá trị đạt khoảng 430 tỷ đồng/năm.,

Vào thời điểm này, mùa vải sớm (vải tu hú, vải sô) ở Hải Dương đang được thu hoạch với khoảng 10.000 tấn và 40.000 tấn vải thiều sẽ chín vào khoảng thời gian từ ngày 5-6 đến 5-7 tới. Hiện tại đã có 25 mô hình sản xuất vải thiều theo chương trình VietGAP với 229 ha, sản lượng được cấp chứng chỉ này là 1.500 tấn. Trong năm 2015, diện tích trồng vải được cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn đi Mỹ gần 19 ha của 97 hộ dân, chủ yếu tập trung ở huyện Thanh Hà.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương khẳng định, vải thiều Thanh Hà đã trở thành niềm tự hào của người xứ Đông vì chất lượng thơm ngon, nhưng bất lợi là khi chín rộ việc thu hoạch và tiêu thụ cùng lúc với số lượng lớn gặp rất nhiều khó khăn nên phải cần đến sự hợp lực tối đa của các địa phương, ngành hàng và doanh nghiệp, nhất là khâu tìm “đầu ra” cho trái vải.

Ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh - cho biết, mấy năm qua TP. Hồ Chí Minh là kênh tiêu thụ vải thiều lớn cho miền Bắc, trong đó có Hải Dương. Với kinh nghiệm kết nối thương mại với các địa phương lâu nay, các chợ đầu mối, nhà phân phối và doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên thu mua vải thiều bằng tất cả năng lực của mình.

Mùa vải thiều năm 2014, chợ đầu mối Hóc Môn tổ chức tiêu thụ 5.800 tấn và thực hiện trong 60 ngày. Từ 6 điểm bán vải thiều của năm ngoái, năm nay tăng lên 11 điểm và tăng thời gian bán tăng từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau. Để trái vải vụ này về chợ nhiều và tiêu thụ tốt hơn, ông Lê Hoàng Phong - đại diện chợ Hóc Môn- đề xuất, phía doanh nghiệp, nhà vườn ở Hải Dương cần có sự hợp tác, ký hợp đồng với thương nhân chợ đầu mối sớm nhằm tránh tình trạng dồn ứ hàng ở chợ. Mặt khác, bao bì đựng vải thiều phải đồng nhất, tránh xẩy ra tình trạng vải thiều Thanh Hà nhưng lại đựng vào bao gói khác như năm qua làm cho người kinh doanh lẫn người tiêu dùng thiếu đi sự tin tưởng về nguồn gốc của sản phẩm.

Đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức nói, năm 2014 lượng vải tiêu thụ trong nước có 90.000 tấn nhưng chợ Thủ Đức đã bao tiêu tới 37.000 tấn. Người miền Nam khá coi trọng chất lượng hàng hóa, vì thế hàng hóa phải có nguồn gốc, vải thiều Thanh Hà của Hải Dương hay vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang phải được ghi rõ và đóng bao gói kỹ thì giá trị hàng hóa mới được nâng lên.

Ông Nguyễn Vũ Toàn- phụ trách ngành hàng thu mua hoa quả của Saigon Coop chia sẻ, trái vải là thực phẩm sạch (không dùng hóa chất bảo quản) nhưng sau khi hái thời gian tươi ngon ngắn hơn so với nhiều loại hoa qủa khác do đó việc vận chuyển cần tính như thế nào cho hợp lý để tránh tình trạng dội chợ. Đại diện Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn yêu cầu, các doanh nghiệp từ Hải Dương cần ký kết hợp đồng, tuân thủ hàng chất lượng, giá cả ổn định và giao hàng đúng hẹn để còn phân phối đến các điểm bán lẻ thuộc hệ thống của công ty.

Chương trình tiêu thụ vải thiều của Hải Dương sẽ còn được tiếp tục bàn thảo tại một hội nghị lớn tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh vào ngày 2-6 tới, nhưng Phó chủ tịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương cho biết sẽ chỉ đạo quyết liệt các sở ngành, doanh nghiệp địa phương tập trung kết nối tối đa với các đầu mối ở TP.Hồ Chí Minh ngay hôm nay, những ai có nhu cầu gì liên quan đến tiêu thụ vải thiều thì cứ gọi điện cho ông.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên Chủ tịch T.Ư Hội Nông Dân Việt Nam Nguyễn Đức Triều tận tụy, nhân ái, nghĩa tình Nguyên Chủ tịch T.Ư Hội Nông Dân Việt Nam Nguyễn Đức Triều tận tụy, nhân ái, nghĩa tình

8 năm rời công tác quản lý, ở tuổi 73, cựu Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Đức Triều thanh thản vui thú điền viên. Những người từng làm việc với ông, quen biết ông đều có chung nhận xét ông là người tận tụy với công việc, sống nhân ái và hết sức nghĩa tình.

16/10/2015
Trồng na lãi ròng mỗi năm nửa tỷ đồng Trồng na lãi ròng mỗi năm nửa tỷ đồng

Là một trong những gia đình trồng na đầu tiên trên mảnh đất xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), cho đến nay, mô hình trồng cây ăn quả của ông Nông Văn Lợi (thôn Đồng Ngầy) là mô hình kinh tế tiêu biểu của địa phương.

16/10/2015
Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng cho quả sai trĩu buồng Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng cho quả sai trĩu buồng

Thời vụ thích hợp trồng chuối tiêu hồng vào mùa xuân (tháng 2 - 4) và mùa thu (tháng 8 - 10). Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2,2 m, cây cách cây 2,5 m, tương đương 60 - 70 cây/sào (sào Bắc bộ 360 m2).

16/10/2015
Tận mục sức công phá của ruồi vàng lên vườn chôm chôm miền Tây Tận mục sức công phá của ruồi vàng lên vườn chôm chôm miền Tây

Các vườn chôm chôm ở các địa phương vùng ĐBSCL đang bị thất thu trầm trọng vì bị ruồi vàng tấn công trong khi các ngành chức năng chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu để diệt đối tượng gây hại rất nguy hiểm này.

16/10/2015
Thế giới bên kia vẫn có cỏ xanh để Hồ Giáo chăn bò Thế giới bên kia vẫn có cỏ xanh để Hồ Giáo chăn bò

Không hiểu sao khi nhận được tin ông trút hơi thở cuối cùng (chiều 14.10), tôi lại tin rằng, ở thế giới bên kia vẫn có những thảm cỏ xanh rờn để Hồ Giáo lại được tiếp tục chăn bò.

16/10/2015