Tận mục sức công phá của ruồi vàng lên vườn chôm chôm miền Tây

Theo nhiều nhà vườn, khi chôm chôm đến giai đoạn hình thành trái, đàn ruồi vàng không biết từ đâu bay đến, bám vào trái, sau đó chích sâu vào thịt bên trong.
Những vết thương trên sẽ bị thối dần rồi lan ra cả trái.
Những trái này sẽ rơi rụng trên nền đất vườn sau vài ngày.
Cận cảnh trái chôm chôm bị ruồi vàng tấn công: Sau khi bị chích, phần thịt bên trong bị thối còn phần vỏ trái sẽ chuyển sang màu đen.
Theo tính toán của người dân, mỗi ha vườn chôm chôm bị thiệt hại nhẹ nhất là khoảng 30% năng suất, nặng nhất là khoảng 45% năng suất.
Biện pháp trước mắt mà bà con đối phó với loại ruồi này là mua thuốc bảo vệ thực vật về phun lên chai nhựa.
Sau đó lấy chai nhựa treo trong vườn dẫn dụ ruồi vàng lại.
Cũng có nhiều hộ dân mua thuốc diệt sâu rầy về phun mỗi tuần một lần.
Tuy nhiên, hai cách làm này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.
Chỗ trái chôm chôm bị ruồi vàng chích sẽ xuất hiện hàng loạt con giòi với kích thước nhỏ.
Chôm chôm rơi rụng đầy vườn vì bị ruồi vàng tấn công.
Theo các nhà khoa học, thực tế, ruồi vàng chích vào thịt trái chôm chôm là để đẻ trứng, trứng sẽ nở thành giòi.
Mỗi lần chích, ruồi vàng có thể đẻ vài chục trứng.
Nếu bị vài vết chích, mỗi trái chôm chôm có thể có đến cả trăm con giòi. Sau đó, giòi sẽ phát triển thành những con ruồi vàng, tiếp tục tấn công vườn chôm chôm.
Người dân bôi thuốc lên chai nhựa treo ngoài vườn dẫn dụ ruồi.
Ruồi vàng phát hiện có mùi hấp dẫn sẽ đến đậu và bị ngộ độc thuốc chết hàng loạt.
Tình trạng ruồi vàng tấn công cũng là lý do để các thương lái giảm giá thu mua hoặc không mua.
Để khẳng định vườn nhà ít có ruồi vàng, trái chín đẹp, nhiều hộ dân treo bảng vườn “có xịt thuốc”.
Ông Khưu Văn Út – Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất chôm chôm theo VietGap ấp Vĩnh Lộc (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cho biết: “Năng suất vườn chôm chôm của gia đình bị giảm hơn 30% năng suất vì bị ruồi vàng.
Thời gian qua đã phun xịt liên tục 4 lần với nhiều loại thuốc nhưng không diệt được loại ruồi này.
Đối tượng gây hại này làm nông dân chúng tôi muốn khùng luôn rồi”.
Ông Trần Hữu Trí – Tổ trưởng Tổ hợp tác Chôm chôm Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Khoảng 500kg chôm chôm thành phẩm thì có đến 300kg bị hư do ruồi vàng gây ra.
Chúng tôi làm theo VietGap nên không thể phun thuốc được nhiều nên ruồi vàng tấn công rất nhiều.
Các vườn không làm theo VietGap thì bị thiệt hại ít hơn vì phun thuốc liên tục”.
Ông Bùi Thanh Liêm – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho biết, ngành chức năng đã tổ chức thông báo bà con phun xịt đồng loạt loại ruồi vàng, thế nhưng bà con không đồng lòng.
“Có người phun trước, có người phun sau, có người cũng không phun xịt nên ruồi di chuyển từ vườn này qua vườn khác, không tiêu diệt được.
Chúng tôi không thể diệt hết loại ruồi này nhưng sẽ cố gắng tìm các giải pháp để hạ mật độ số ruồi vàng đến mức thấp nhất có thể” – ông Liêm nói.
Có thể bạn quan tâm

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.

Thanh long ruột đỏ là loại cây được trồng phổ biến trên vùng đất gò. Đối với xứ biển, đây là cây trồng được xếp vào diện “lạ”. Dám nghĩ, dám làm, anh Lê Văn Trung (ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) đã đem giống cây “lạ” này về trồng trên vùng đất cát và đã gặt… “mùa vàng”.

Dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long xảy ra từ nhiều năm nay, đã gây thiệt hại nặng cho người trồng thanh long mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đây là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng như lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm và đã phối hợp tổ chức các Hội nghị triển khai, chỉ đạo nhiều biện pháp để xử lý dịch bệnh đốm nâu, giúp nông dân an tâm trong sản xuất.

Mọi ngư dân đóng mới tàu công suất lớn, nâng cấp, cải hoán tàu cá công suất nhỏ, tàu cá cũ đủ điều kiện đều được hỗ trợ. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) chỉ đưa ra quy hoạch và định hướng các ngành nghề khai thác, mẫu tàu để ngư dân lựa chọn, quyết định.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình sản xuất cá tra đang có dấu hiệu khả quan, người nuôi đã có lãi. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ 23.500 - 24.000 đồng/kg, ổn định so với tháng trước, trong khi giá thành sản xuất từ 22.000 - 23.000 đồng/kg.