Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) Là Vùng Trồng Cây Atisô Lớn Nhất Của Việt Nam (Ở Việt Nam, Atisô Chỉ Trồng Được Ở Đà Lạt Và Một Ít Ở Sapa T

TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) Là Vùng Trồng Cây Atisô Lớn Nhất Của Việt Nam (Ở Việt Nam, Atisô Chỉ Trồng Được Ở Đà Lạt Và Một Ít Ở Sapa T
Ngày đăng: 19/06/2012

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Nông dân Đà Lạt không còn mặn mà với cây atisô đặc sản.

Vị trí của cây atisô Đà Lạt là vậy, nhưng theo ông Hồ Ngọc Dinh- Chủ tịch Hội Nông dân phường 12 (TP. Đà Lạt), thực tế nhà nông không biết được việc loại cây trồng này có vị trí như thế nào trong “bản đồ dược liệu”; họ chỉ biết rằng khi atisô giá thấp thì chuyển sang trồng rau hoặc hoa...

Chị Phương - một nông dân ở đây nói: "Mấy năm trước, nhà tôi trồng hơn nửa ha atisô. Đến những năm 2007 - 2009, giá atisô trở nên bèo bọt, gia đình chỉ giữ lại 2.000m2. Bất ngờ, năm 2010, nguồn lợi từ atisô mang lại lên những 50 - 60 triệu đồng/sào, gia đình tôi lại chuyển sang trồng loại cây trồng này. Nhưng bây giờ atisô chỉ cho lãi không đến 30 triệu đồng/sào, trong khi đó, nếu trồng hoa hoặc rau thì lãi 70 - 90 triệu đồng/sào.

Ông Hồ Ngọc Dinh cho biết thêm, ở phường 12, trong hơn 420ha đất canh tác, diện tích trồng atisô chỉ chiếm 50ha. Song hiện tại, nhiều nhà vườn đã phá bỏ atisô để trồng rau hoặc hoa nên diện tích atisô còn tiếp tục giảm.

Có thể bạn quan tâm

Phủ nhận tin đồn Việt Nam ồ ạt nhập khẩu tôm nguyên liệu Phủ nhận tin đồn Việt Nam ồ ạt nhập khẩu tôm nguyên liệu

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

10/07/2015
Đánh cược với tôm hùm Đánh cược với tôm hùm

Nhìn thấy lợi nhuận thu được từ các hộ nuôi tôm hùm thời gian qua, từ đầu năm đến nay nhiều người dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đua nhau đầu tư tiền tỷ để mua vật liệu làm bè và mua tôm giống thả nuôi với hy vọng đổi đời.

10/07/2015
Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài

Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

10/07/2015
Phát triển thủy sản Hà Nội ỳ ạch vì thiếu tầm nhìn? Phát triển thủy sản Hà Nội ỳ ạch vì thiếu tầm nhìn?

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

10/07/2015
Cá điêu hồng tăng giá, nông dân làng bè lãi khá Cá điêu hồng tăng giá, nông dân làng bè lãi khá

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.

10/07/2015