Tổng Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Trên 88.000 Tấn

Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, toàn tỉnh có đội tàu khai thác hải sản trên biển 1.376 chiếc với tổng công suất 295.400 CV, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong ngoài tỉnh. Trong đó, đội tàu tham gia trực tiếp khai thác 1.183 chiếc, còn lại 193 tàu tham gia dịch vụ hậu cần trên biển, chủ yếu cung ứng nguyên liệu vật tư nghề cá và thu mua trực tiếp sản phẩm trên biển. Đây là mô hình tích cực tạo điều kiện giúp các đội tàu khai thác bám biển dài ngày, sản phẩm đưa về cảng cá hoặc đi tiêu thụ ở các nơi đảm bảo chất lượng tươi ngon, bán được giá hơn.
Các nghề lưới đơn, lưới đôi, lưới rê, lưới vây kết hợp ánh sáng là nghề truyền thống của ngư dân Tiền Giang. Trong số tàu đánh cá của tỉnh, có đến 814 chiếc có công suất máy bằng hoặc trên 90CV có khả năng vươn ra hoạt động ở các ngư trường khơi xa: Nam Trường Sa, DK1, Nam Côn Sơn...không chỉ góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo mà còn giúp Tiền Giang đảm bảo được sản lượng đánh bắt hải sản cao, hiệu quả kinh tế lớn, cuộc sống ngư dân miền biển ngày một ổn định.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tong-san-luong-khai-thac-hai-san-tren-88000-tan-569114/
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.

Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.