Tổng kết mô hình Ương cá tra theo VietGAP

Đến dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống Nông nghiệp, UBND xã Hậu Mỹ Bắc A, Trạm Thú y Cái Bè, Công ty thức ăn Afiex và hơn 40 nông dân của xã.
Qua cuộc tổng kết nhằm giúp cho nông dân đã, đang và dự định thực hiện mô hình ương cá tra theo VietGAP có dịp gặp gỡ giao lưu chia sẽ kinh nghiệm và đặc biệt là đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình để làm cơ sở nhân rộng sau này.
Qua đó đã giúp cho nông dân được mắt thấy tai nghe những cách làm hay để thực hiện nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra được sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.
Trong năm 2015 mô hình ương cá tra theo VietGAP được thực hiện 8.000m2 có 4 hộ tham gia ở 3 xã là Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc (Cai Lậy), Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè) nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ con giống (nguồn gốc giống của Trung tâm Giống Nông nghiệp Tiền Giang), một phần vật tư chính (men vi sinh) và được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi.
Các hộ tham gia đều nhiệt tình mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ghi chép sổ nhật ký sản xuất.
Nhìn chung các mô hình đều đạt yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu đặt ra nhưng hiệu quả kinh tế thì chưa cao:
Đa số các hộ có lãi ít với giá bán 19.000 - 22.000đ/kg, riêng có 1hộ lỗ nhẹ do giá bán thấp hơn giá thành chỉ bán được 18.000đ/kg, đây cũng là vấn đề mà bà con nông dân ương cá tra giống rất trăn trở và có một số người không bám trụ nổi với nghề ương cá tra giống mà phải bỏ nghề hay chuyển sang ương đối tượng cá khác ít vốn hơn vì lý do không có khả năng tài chính để tái sản xuất cá tra.
Mặc dù hiệu quả kinh tế do thị trường chung quyết định nhưng điều đặc biệt quan trọng của mô hình là đã hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới là sử dụng men vi sinh trong suốt vụ nuôi nhằm góp phần rất lớn trong việc ổn định môi trường nước so với không sử dụng men vi sinh, chính vì thế qua mô hình đã từng bước góp phần thực hiện 4 tiêu chí trong VietGAP là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an sinh xã hội.
Đây được xem là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có hơn 15.000 ha cây khóm với sản lượng khoảng 250 ngàn tấn/năm và là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích cây khóm. Thời gian qua, nhờ sự cần cù lao động và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật nên nông dân huyện Tân Phước đã trồng khóm đạt năng suất, chất lượng cao, làm thay đổi diện mạo một vùng đất "rốn lũ - rốn phèn".

Bén rễ trên miền đất đỏ cao nguyên đã mấy chục năm nay và cây dâu con tằm đã trải qua bao nhiêu thăng trầm nhưng những cư dân nơi đây vẫn duy trì nó như gìn giữ một nghề truyền thống của tổ tiên xưa.

Trứng gà omega 3 đang được rao bán với giá cao gấp đôi trứng gà thường nhưng người tiêu dùng chỉ có thể phân biệt được trứng omega 3 và trứng thường thông qua công bố của nhà sản xuất

Trên 506 triệu đồng là kinh phí thực hiện Đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả tại Tây Yên Tử, huyện Sơn Động” Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt.

Sự việc sản phẩm nấm của người dân Yên Thành (Nghệ An) sản xuất ra không bán được một lần nữa phản ánh một thực trạng, chuỗi quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế.