Tổng Kết Mô Hình Thí Điểm Chuỗi Kiểm Soát Chè An Toàn Tại Thanh Sơn

Ngày 3 – 12, tại huyện Thanh Sơn, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã tổ chức Tổng kết mô hình thí điểm chuỗi kiểm soát chè an toàn.
Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tuy nhiên, giá trị trên thị trường quốc tế của chè Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng chưa cao, bình quân chỉ đạt khoảng 1,3 – 1,8 USD/kg, bằng 1/3 giá chè của các nước khác dù chất lượng tương đương.
Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất chè vẫn ở tình trạng tự do, không theo hướng an toàn; sản phẩm chủ yếu là bán thành phẩm; không có thương hiệu; không truy xuất được nguồn gốc xuất xứ.
Để nâng cao giá trị kinh tế của chè Việt Nam nói chung, chè Phú Thọ nói riêng, từ năm 2013 Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã hỗ trợ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản triển khai thí điểm mô hình chuỗi kiểm soát chè an toàn trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH chè xuất khẩu Bảo Long và Công ty TNHH MTV tư vấn đầu tư phát triển chè và cây nông lâm nghiệp với tổng diện tích trên 352ha tại các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, thị xã Phú Thọ.
Các nội dung của chuỗi chủ yếu tập trung vào việc đánh giá thực trạng, điều kiện sản xuất chè an toàn; tư vấn nâng cấp điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; đào tạo, hướng dẫn các biện pháp quản lý như VietGAP, HACCP, ISO; công bố chất lượng sản phẩm; bao bì tem nhãn nhận diện sản phẩm…
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá mô hình đã cho kết quả khả quan, bước đầu hình thành được mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia chuỗi từ sản xuất đến chế biến, kinh doanh; nâng cao được kiến thức quản lý an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, người trồng chè; cải thiện được tình trạng đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè; thị trường tiêu thụ được mở rộng; giá chè đã có dấu hiệu được nâng lên…
Tuy nhiên để chuỗi quản lý sản xuất chè an toàn được nhân rộng, phát triển bền vững cần cải thiện việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh có sự hợp tác với nhau để mở rộng, tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm; có cơ chế hỗ trợ để khuyến khích người trồng chè và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/tong-ket-mo-hinh-thi-diem-chuoi-kiem-soat-che-an-toan-tai-thanh-son-2380324/
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian ở mức thấp, giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre đã bất ngờ tăng mạnh trong khoảng 3 tuần trở lại đây, với mức tăng từ 40.000 - 50.000 đồng/chục 12 trái so với trước.

Cá rô phi là mặt hàng đứng thứ 10 trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ, Tây Ban Nha, Colombia… Với sự phát triển về diện tích nuôi, sản lượng, mặt hàng cá rô phi có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu.
Năm nay, cau xứ “ngàn cau” Sơn Tây (Quảng Ngãi) bất ngờ đội giá 17.000 đồng/kg, cao hơn 4 lần các năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên cau được thương lái thu mua với giá cao như vậy.

Tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia cho hay, trong tháng 7/2015, Việt Nam có một trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Gần 1.000 tấn thanh long tồn đọng của Bình Thuận do thương lái Trung Quốc ngừng mua đã được doanh nghiệp nội địa thu mua, phân phối về một số địa phương.