Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Vược Trong Ao Đất

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình nuôi cá vược trong ao đất tại 2 xã: Mỹ Thành (diện tích 5000 m2/7500 con) và xã Mỹ Cát (5000 m2/7500 con).
Với quy cỡ cá khi mới thả nuôi là 12cm/con. Tham gia mô hình này, các chủ hộ thực hiện được hỗ trợ con giống và 30% thức ăn và hóa chất, chế phẩm sinh học.
Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình. Việc kết hợp dùng thức ăn tổng hợp trong 3 tháng đầu với thức ăn tươi đã giúp cá tăng trọng nhanh. Sau 9 tháng, tỷ lệ cá sống đạt trên 70%, trọng lượng cá đạt bình quân 0,8 kg/con, năng suất ước đạt 8.400 kg/ha. Với giá thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg cá thương phẩm, sau khi trừ chi phí, mô hình thu lãi ròng 96 triệu đồng/5000m2.
Được biết đây là mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về nuôi cá vược lần đầu tiên thực hiện tại Bình Định. Việc đưa cá vược vào nuôi trong ao đất nuôi tôm thâm canh là giải pháp kỹ thuật hoàn toàn khả thi, góp phần đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi. Mô hình nuôi cá vược trong ao đất mở ra cơ hội giúp cho bà con nuôi trồng thủy sản tận dụng diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang phát triển đối tượng nuôi mới, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cải tạo môi trường sinh thái, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 17/11, nhân viên Đội Quản lý trật tự tuyến biển TP Tuy Hòa (Phú Yên) phải cắm biển cảnh báo nguy hiểm cấm người dân xuống biển tắm, do có cá lạ xuất hiện.

Đến giữa tháng 11.2015, Chi cục Thủy sản Tây Ninh đã cấp hơn 300 giấy chứng nhận đăng ký cho tàu cá của ngư dân đánh bắt trong hồ Dầu Tiếng.
Sáng 17-11, người dân đã ùn ùn kéo đến một một nhà hàng tại quận 4 và quận 7 để chiêm ngưỡng hai con cá hô khủng, gồm cá hô đỏ (nặng 130kg, dài 1,5m) và cá hô đen (nặng 110kg, dài 1,3m).

Con tôm xuất khẩu được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với lợi nhuận mỗi năm mang lại hàng trăm triệu USD.

Bản Sen là một trong số địa phương trên địa bàn huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) có diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi nhuyễn thể lớn nhất huyện.