Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa
Ngày đăng: 04/11/2014

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

Trước tình hình này, trong năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã phối hợp với UBND xã Cát Hanh triển khai thực hiện mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, tại thôn Vĩnh Long và Khánh Phước. Tham gia mô hình có 30 hộ, được hỗ trợ 100% con giống bọ đuôi kìm, 30% các loại vật tư thiết bị, còn lại 70% nông dân đối ứng. Các hộ tham gia được hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi, chăm sóc, thả bọ đuôi kìm trưởng thành ra vườn dừa.

Sau thời gian 10 tháng thực hiện, ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra 3 vườn dừa, mỗi vườn 50 cây, gồm 1 vườn thả bọ đuôi kìm, 1 vườn dừa đối chứng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 1 vườn dừa không sử dụng thuốc BVTV, không thả bọ đuôi kìm. Kết quả cho thấy:

Trên vườn dừa thả bọ đuôi kìm, tỉ lệ gây hại lá giảm còn 3%, thấp hơn 3 lần so với vườn dừa đối chứng dùng thuốc BVTV, và thấp hơn 8,3 lần so với vườn dừa không dùng thuốc BVTV, không thả bọ đuôi kìm. Theo tính toán cho thấy, chi phí thực hiện nuôi bọ đuôi kìm trên vườn dừa 50 cây khoảng 1,14 triệu đồng, thấp hơn 885 ngàn đồng so với sử dụng thuốc BVTV; không chỉ lợi nhuận tăng hơn nhờ giảm được chi phí thuốc BVTV, mà còn giảm ô nhiễm môi trường, cho cây có bộ lá khỏe, sinh trưởng phát triển tốt.

Với kết quả này, huyện Phù Cát tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân nuôi bọ đuôi kìm để thả lên vườn dừa, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây dừa.


Có thể bạn quan tâm

Bước Tiến 15 Năm Bước Tiến 15 Năm

Từ một xã gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách, nhưng bằng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, nên qua 15 năm phát triển, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

28/08/2014
Ông Nguyễn Văn Rừng Thành Công Với Mô Hình Nuôi Hào Ông Nguyễn Văn Rừng Thành Công Với Mô Hình Nuôi Hào

Qua 1 vụ nuôi từ 9 - 12 tháng, hào đạt từ 0,5 – 0,7 con/kg, ông bán với giá 14.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí ông thu lãi hơn 40 triệu đồng. Năm 2013, ông tiếp tục mở rộng diện tích tôn lên 1.050 mét và chia ra nuôi nhiều đợt để có sản phẩm thu hoạch tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần nhằm vừa đảm bảo thời gian thu hoạch vừa nuôi tiếp những kỳ tiếp.

05/09/2014
Đẩy Mạnh Phát Triển Vùng Chuyên Canh Đẩy Mạnh Phát Triển Vùng Chuyên Canh

Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp xã Điện Quang (Điện Bàn) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, tăng thu nhập cho người dân.

28/08/2014
Bình Đại Xã Biển Thừa Đức Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình “Nuôi Hàu Thương Phẩm” Bình Đại Xã Biển Thừa Đức Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình “Nuôi Hàu Thương Phẩm”

Xã Thừa Đức là một xã biển của huyện Bình Đại, điều kiện tự nhiên của xã rất thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi hàu thương phẩm phát triển nhanh tại địa phương và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

05/09/2014
Cà Mau Tập Trung Đầu Tư Cho Ngành Thuỷ Sản Cà Mau Tập Trung Đầu Tư Cho Ngành Thuỷ Sản

Cà Mau là trung tâm lớn về nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ sản trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện, toàn tỉnh có trên 296 nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi tôm đã là trên 266 nghìn ha, chiếm tới 40% diện tích so cả nước.

28/08/2014