Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.
Trước tình hình này, trong năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã phối hợp với UBND xã Cát Hanh triển khai thực hiện mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, tại thôn Vĩnh Long và Khánh Phước. Tham gia mô hình có 30 hộ, được hỗ trợ 100% con giống bọ đuôi kìm, 30% các loại vật tư thiết bị, còn lại 70% nông dân đối ứng. Các hộ tham gia được hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi, chăm sóc, thả bọ đuôi kìm trưởng thành ra vườn dừa.
Sau thời gian 10 tháng thực hiện, ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra 3 vườn dừa, mỗi vườn 50 cây, gồm 1 vườn thả bọ đuôi kìm, 1 vườn dừa đối chứng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 1 vườn dừa không sử dụng thuốc BVTV, không thả bọ đuôi kìm. Kết quả cho thấy:
Trên vườn dừa thả bọ đuôi kìm, tỉ lệ gây hại lá giảm còn 3%, thấp hơn 3 lần so với vườn dừa đối chứng dùng thuốc BVTV, và thấp hơn 8,3 lần so với vườn dừa không dùng thuốc BVTV, không thả bọ đuôi kìm. Theo tính toán cho thấy, chi phí thực hiện nuôi bọ đuôi kìm trên vườn dừa 50 cây khoảng 1,14 triệu đồng, thấp hơn 885 ngàn đồng so với sử dụng thuốc BVTV; không chỉ lợi nhuận tăng hơn nhờ giảm được chi phí thuốc BVTV, mà còn giảm ô nhiễm môi trường, cho cây có bộ lá khỏe, sinh trưởng phát triển tốt.
Với kết quả này, huyện Phù Cát tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân nuôi bọ đuôi kìm để thả lên vườn dừa, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây dừa.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày này, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó có việc ban hành Nghị quyết số 15 về “Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.

Cuối tháng 10-2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đạt 1,1 tỷ USD và lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng này, tiêu Việt Nam đang thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất xây dựng và đưa vào sản xuất các trại giống chất lượng cao như vịt siêu thịt ở huyện Châu Đức, gà lông màu tại 3 huyện Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, giới thiệu kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vật nuôi chất lượng cao có thị trường lớn cho người dân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo kế hoạch sản xuất rau xanh vụ Đông-Xuân 2014-2015, BR-VT sẽ xuống giống hơn 2.000ha rau các loại. Trong đó có khoảng 1.000ha rau phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Với diện tích rau khá lớn trong dịp Tết, ngành nông nghiệp đưa ra nhận định nguồn cung rau sẽ dồi dào và phải cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn rau từ các địa phương khác đổ về.