Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.
Trước tình hình này, trong năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã phối hợp với UBND xã Cát Hanh triển khai thực hiện mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, tại thôn Vĩnh Long và Khánh Phước. Tham gia mô hình có 30 hộ, được hỗ trợ 100% con giống bọ đuôi kìm, 30% các loại vật tư thiết bị, còn lại 70% nông dân đối ứng. Các hộ tham gia được hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi, chăm sóc, thả bọ đuôi kìm trưởng thành ra vườn dừa.
Sau thời gian 10 tháng thực hiện, ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra 3 vườn dừa, mỗi vườn 50 cây, gồm 1 vườn thả bọ đuôi kìm, 1 vườn dừa đối chứng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 1 vườn dừa không sử dụng thuốc BVTV, không thả bọ đuôi kìm. Kết quả cho thấy:
Trên vườn dừa thả bọ đuôi kìm, tỉ lệ gây hại lá giảm còn 3%, thấp hơn 3 lần so với vườn dừa đối chứng dùng thuốc BVTV, và thấp hơn 8,3 lần so với vườn dừa không dùng thuốc BVTV, không thả bọ đuôi kìm. Theo tính toán cho thấy, chi phí thực hiện nuôi bọ đuôi kìm trên vườn dừa 50 cây khoảng 1,14 triệu đồng, thấp hơn 885 ngàn đồng so với sử dụng thuốc BVTV; không chỉ lợi nhuận tăng hơn nhờ giảm được chi phí thuốc BVTV, mà còn giảm ô nhiễm môi trường, cho cây có bộ lá khỏe, sinh trưởng phát triển tốt.
Với kết quả này, huyện Phù Cát tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân nuôi bọ đuôi kìm để thả lên vườn dừa, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây dừa.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

Tính đến nay, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.943 ha, đạt 89,3% kế hoạch năm. Sản lượng cá tra 386.910 tấn, đạt 110,46% kế hoạch, năng suất trung bình 366 tấn/ha.

Theo các hộ nuôi lồng bè ở xã Thới Sơn và phường Tân Long (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), giá cá điêu hồng thương phẩm bất ngờ tăng mạnh trở lại, giúp người nuôi cá thu được lãi cao.

Nhờ đầu tư khoa học, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, nhiều mô hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho hiệu quả kinh tế cao.

Bài học từ những lần thất bại “tối mắt, tối mũi” đã giúp anh Phùng Hoàng Giang (36 tuổi, xã Long Thạnh, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) thành công với nghề nuôi ba ba giống.