Tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Nông dân cắt tỉa trên cây nhãn bị bệnh chổi rồng
Qua 6 tháng triển khai ở 3 điểm, gồm:
Thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần; 02 xã Ninh Thới và An Phú Tân, huyện Cầu Kè, trên diện tích 7 ha, các nhà vườn đã nắm bắt và thực hành những phương pháp phòng trừ bệnh chổi rồng đúng cách, đạt hiệu quả cao.
Như nhà vườn Trần Thanh Long xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè tham gia mô hình với diện tích 5 công vườn bị nhiễm bệnh chổi rồng trên 90%, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 4 tấn.
Năm nay nhờ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh chổi rồng như:
Quy trình phòng trừ bệnh, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón phân, tưới nước, kỹ thuật cắt tỉa cành, cắt tỉa và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh lông nhung trên từng giai đoạn sinh trưởng và pháp triển, nên tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40% diện tích bị bệnh, gia đình thu hoạch được hơn 7 tấn.
Từ mô hình trên, hiện nay Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang triển khai nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh.
Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 1.728 ha diện tích cây nhãn, trong đó có hơn 1.475 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm

Không thể phủ nhận hiệu quả của việc nuôi tôm: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Nhưng với kiểu “mạnh ai nấy đào ao thả tôm” như hiện nay đã khiến rủi ro gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, dân sinh. Có điều không biết vô tình hay hữu ý mà người dân bỏ qua điều này, cứ nhắm mắt theo con tôm để tìm vận may...

Trước đó, cùng với thành công trong việc yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà một doanh nghiệp đăng ký độc quyền tại nước này, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.

Vợ chồng anh Lương Văn Luyên (1972) và chị Lang Thị Hà (1970) tại bản Kẹ Lè, xã Châu Hội là những người đầu tiên áp dụng công nghệ nuôi lợn sạch bằng phương pháp ủ men vi sinh nền đệm lót sinh học ở Qùy Châu. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi.

“Gần 20 năm trong nghề nuôi trồng thuỷ sản, cái nghề như “đánh bạc” với trời này tôi đã từng có giai đoạn mất trắng, phải bán cả nhà cả cửa” - đó là tâm sự của ông Lương Thanh Phương, chủ trại giống Hải Hoà, phường Hải Hoà (TP Móng Cái, Quảng Ninh), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Phương Thanh.