Tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Nông dân cắt tỉa trên cây nhãn bị bệnh chổi rồng
Qua 6 tháng triển khai ở 3 điểm, gồm:
Thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần; 02 xã Ninh Thới và An Phú Tân, huyện Cầu Kè, trên diện tích 7 ha, các nhà vườn đã nắm bắt và thực hành những phương pháp phòng trừ bệnh chổi rồng đúng cách, đạt hiệu quả cao.
Như nhà vườn Trần Thanh Long xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè tham gia mô hình với diện tích 5 công vườn bị nhiễm bệnh chổi rồng trên 90%, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 4 tấn.
Năm nay nhờ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh chổi rồng như:
Quy trình phòng trừ bệnh, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón phân, tưới nước, kỹ thuật cắt tỉa cành, cắt tỉa và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh lông nhung trên từng giai đoạn sinh trưởng và pháp triển, nên tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40% diện tích bị bệnh, gia đình thu hoạch được hơn 7 tấn.
Từ mô hình trên, hiện nay Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang triển khai nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh.
Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 1.728 ha diện tích cây nhãn, trong đó có hơn 1.475 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo các hộ trồng tiêu cho biết, 2 tuần trở lại đây giá tiêu thu mua tăng khá cao. Giá hạt tiêu đen đã tăng lên gần 240.000 đồng/kg, giá tiêu trắng tăng từ 320.000 đồng lên gần 380.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước tới nay.

Theo bà con nông dân, dưa bị bệnh do dịch rầy nâu tấn công và nguồn nước tưới nhiễm mặn.

Theo báo cáo mới nhất của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Châu Thành (Đồng Tháp), hiện toàn huyện có trên 3.600ha nhãn. Trong đó, diện tích vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng là trên 2.269ha, diện tích bị nhiễm nặng trên 70% là 1.028ha; tỉ lệ bị nhiễm từ 30 - 70% là 225ha; tỉ lệ bị nhiễm dưới 30% là 1.016,5ha.

Những ngày đầu tháng 7 khi lượng vải chính vụ ở các xã vùng thấp thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cơ bản đã hết thì tại xã vùng cao Tân Sơn lại tấp nập người mua, bán. Dọc hai bên đường của thị trấn Tân Sơn, mặc cho cái nắng hè oi bức, dòng người cùng những thùng, sọt chất đầy vải chín đổ về các điểm thu mua.

Nhờ khí hậu thuận lợi, mát mẻ, nông dân trên đỉnh Núi Cấm, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế này để cải tại vườn tạp, trồng xen canh trái cây các loại để có nguồn thu nhập quanh năm. Thời điểm này một số nông dân nơi đây đang vào mùa thu hoạch sầu riêng, bơ mang lại nguồn thu nhập đáng kể.