Tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm rừng

Qua một năm thử nghiệm thí điểm kỹ thuật nuôi tôm rừng tại 18 hộ dân, nhóm nghiên cứu đã tổng kết đánh giá và tìm ra được mật độ thả nuôi tôm rừng thích hợp tại đây là 14 con/m2/năm và cũng đã tìm ra giải pháp giảm được thiệt hại do dịch bệnh trong nuôi tôm, bằng cách lựa chọn tôm giống có chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng vi sinh để tăng tỷ lệ sống cho tôm.
Hộ dân được lựa chọn thí điểm để nghiên cứu đề tài trên phấn khởi vì được tài trợ miễn phí tôm giống, thu hoạch tôm năm qua cũng đạt hiệu quả cao, hộ có thu nhập cao nhất là 143 triệu đồng, hộ thu nhập thấp nhất là 46 triệu đồng.
Đặc biệt là hộ dân đã biết ứng dụng kỹ thuật, biết cách xử lý kịp thời độ pH, độ Kiềm, độ mặn và được tư vấn sử dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

Vụ mùa năm nay, gia đình anh nuôi 1,7 sào ốc hương. Sau 5 tháng, anh thu hoạch hơn 2 tấn ốc, trị giá gần 200 triệu đồng. Anh thu hoạch ốc bằng máy hút ốc, tránh được thất thoát từ 30- 40% và giảm được công lao động. Đây là một mô hình mới thu hoạch ốc hương bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn mới.

Trong một vài năm trở lại đây, mô hình cá lăng nha đuôi đỏ nuôi trong bè nổi tại các hồ lớn, hồ thủy điện… trong tỉnh Dak Lak đã chứng tỏ được giá trị kinh tế của loài cá đặc sản được xếp bậc nhất trong họ cá da trơn trên dòng sông Mê Kông.

Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.