Tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm rừng

Qua một năm thử nghiệm thí điểm kỹ thuật nuôi tôm rừng tại 18 hộ dân, nhóm nghiên cứu đã tổng kết đánh giá và tìm ra được mật độ thả nuôi tôm rừng thích hợp tại đây là 14 con/m2/năm và cũng đã tìm ra giải pháp giảm được thiệt hại do dịch bệnh trong nuôi tôm, bằng cách lựa chọn tôm giống có chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng vi sinh để tăng tỷ lệ sống cho tôm.
Hộ dân được lựa chọn thí điểm để nghiên cứu đề tài trên phấn khởi vì được tài trợ miễn phí tôm giống, thu hoạch tôm năm qua cũng đạt hiệu quả cao, hộ có thu nhập cao nhất là 143 triệu đồng, hộ thu nhập thấp nhất là 46 triệu đồng.
Đặc biệt là hộ dân đã biết ứng dụng kỹ thuật, biết cách xử lý kịp thời độ pH, độ Kiềm, độ mặn và được tư vấn sử dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Ông Lưu Văn Phước, ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang thả nuôi 7 vèo ếch Thái với diện tích trên 100m2 cho biết: Sau 3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng từ 200 – 300 gram/con, ông thu được 5.500 con ếch thịt bán với giá 25.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi 32 triệu đ.

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.