Tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2015

Theo Bộ Công thương, 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2015 được vinh danh thuộc các nhóm:
Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ (25 sản phẩm), sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống (40 sản phẩm), sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí (25 sản phẩm) và nhóm các sản phẩm khác (10 sản phẩm).
Phân theo khu vực, khu vực phía Bắc có 39 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 17/18 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn;
Khu vực phía Nam có 31 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 16/17 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn;
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 30 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 11/11 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn.
100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia được tôn vinh.
Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Công Thương tổ chức xét duyệt các sản phẩm ở cấp Quốc gia.
Chương trình nhằm mục đích thu hút, khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói chung và các đơn vị có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn nữa trong việc duy trì phát triển sản xuất sản phẩm chất lượng cao, tận dụng được tiềm năng lợi thế của địa phương.
Sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do chính cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và đăng ký tham gia bình chọn.
Tiêu chí bình chọn sản phẩm được đánh giá cụ thể theo từng nhóm sản phẩm, gồm: Tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất; tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường; tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ cũng một số tiêu chí khác.
Đây không phải là những sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm được lựa chọn đều có khả năng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá cao sáng kiến của Bộ Công Thương trong việc đề xuất tổ chức chương trình.
Phó Thủ tướng cũng biểu dương các tổ chức, cá nhân với tâm huyết của mình đã tạo ra các sản phẩm, thương hiệu có uy tín, được người tiêu dùng tin cậy, đóng góp thiết thực trong việc triển trai có kết quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu nền nông nghiệp nước nhà.
Phó Thủ tướng cho rằng, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngành nông nghiệp, công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng.
Nhất là khi công nghiệp nông thôn nước ta phát triển chưa thực sự bền vững, sức cạnh tranh chưa cao, thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa còn khó khăn.
Điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Công Thương cần nỗ lực hơn nữa, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của ngành, của Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn;
Trong đó, tập trung đẩy mạnh các hoạt động khuyến công và hướng các chính sách ưu đãi đầu tư vào hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, mở rộng thị trường nâng cao năng lực quản lý, sức cạnh tranh phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.