Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Việt bơi giật lùi

Tôm Việt bơi giật lùi
Ngày đăng: 19/09/2015

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, thuế suất trung bình chỉ còn 0,91%, giảm mạnh so với thuế suất 6,37% của POR8 hồi tháng 3/2015.

Thế nhưng, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 8 tháng đầu năm 2015, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 370 triệu USD. Dự báo, xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm 2015 chỉ khoảng 638 triệu USD, giảm hơn 40% so với năm 2014, dù những tháng cuối năm có thể tăng đôi chút. Vì sao vậy?

Theo biểu đồ phân chia thị phần tôm của Bloomberg, điều dễ nhìn thấy nhất là tôm Việt Nam đang lép vế trên “sàn đấu” thị trường Mỹ, chỉ chiếm thị phần 12,9%, đứng sau Ấn Độ (19,1%), Indonesia (18,2%), Ecuador (16,3%), chỉ đứng trên Thái Lan một chút (11,4%), bởi 2 năm qua, Thái Lan mất xấp xỉ 1/2 sản lượng tôm do dịch bệnh. Rất đáng suy ngẫm.

Hiện giá tôm nhập khẩu vào Mỹ giảm thấp, do những làn sóng tôm từ các quốc gia châu Á tràn vào, cạnh tranh dữ dội. Một doanh nhân chuyên xuất khẩu tôm phân tích: Đồng tiền các nước Ấn Độ, Indonesia... mất giá tới 20- 30% so với đồng USD, khiến giá tôm của các quốc gia này thấp hơn tôm Việt Nam khoảng 2- 3 USD/kg.

Vì vậy, dù Mỹ giảm thuế chống bán phá giá và đồng Việt Nam giảm giá so với đồng USD thì giá tôm Việt Nam cũng không “đấu” nổi với tôm Ấn Độ, Indonesia...

Nhìn lại chính mình, giá xuất khẩu cao chính là hệ quả của hệ quả- giá thành sản xuất tôm Việt Nam luôn đứng trên cao bởi nhiều nguyên nhân.

Nhiều doanh nhân tính toán: Việt Nam nhập khẩu tôm giống với giá khoảng 90 đồng/con, chi phí thức ăn khoảng 35.000 đồng/con, cộng thêm thuốc phòng trừ dịch bệnh, chi phí khác, giá tôm thành phẩm Việt Nam khoảng 80.000 đồng/kg, trong khi tôm Ấn Độ chỉ khoảng 50.000 đồng/kg.

Thêm nữa, tỷ lệ nuôi tôm thành công ở Việt Nam chỉ đạt 30% (ở Indonesia, Ấn Độ tới 70%), nghĩa là 100 ha nuôi tôm chỉ thu được 30 ha, do tôm chết lên chết xuống!... Chuỗi giá trị tôm đang “có vấn đề”.

Đáng quan tâm, không chỉ tới thị trường Mỹ, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... cũng đang sụt giảm mạnh. Tính đến giữa tháng 7/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam chỉ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Không thể không làm một cuộc “cách mạng” về chuỗi giá trị tôm. Nếu không, tôm Việt sẽ ngày càng “bơi giật lùi”, khó tiếp cận thị trường thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Bão Số 14 Tàn Phá, Người Nuôi Hải Sản Trắng Tay Bão Số 14 Tàn Phá, Người Nuôi Hải Sản Trắng Tay

Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.

15/11/2013
Thành Công Với Mô Hình Nuôi Heo Rừng Thành Công Với Mô Hình Nuôi Heo Rừng

Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.

15/11/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Dế Thái Lan Hiệu Quả Từ Nuôi Dế Thái Lan

Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.

15/11/2013
Hơn 1 Ngàn Hộ Tham Gia Chăn Nuôi An Toàn Hơn 1 Ngàn Hộ Tham Gia Chăn Nuôi An Toàn

Ngày 13-11, Ban Quản lý dự án Lifsap Đồng Nai đã tổ chức hội thảo giới thiệu quy trình VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt). Hơn 100 hộ chăn nuôi, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các huyện đã về tham dự. Hội thảo nhằm hướng dẫn người chăn nuôi chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, tạo ra thương hiệu thịt sạch của Đồng Nai.

15/11/2013
Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học

Hộ anh Đỗ Trường Sơn, ngụ tại ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi heo. Gia đình anh Sơn có nhà máy xay xát và kinh doanh lúa gạo. Tuy nhiên, anh là giáo viên, vợ anh hằng ngày tất bật với công việc hàng xáo nên khó có thể phát huy lợi thế này. Vì vậy, anh Sơn luôn trăn trở, tìm tòi lời giải bài toán: Làm thế nào vừa có thể chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường, trong hoàn cảnh ít nhân lực như gia đình anh?

15/11/2013