Tôm Tít Xuất Hiện Dày Ở Đầm Ô Loan

Liên tiếp trong các ngày qua, ngư dân ở một số xã quanh đầm Ô Loan, gồm An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Hải và An Ninh Đông đã khai thác được một sản lượng tôm tít (có nơi còn gọi tôm tích hoặc bàn chải) khá lớn.
Dùng chấn lưới, chỉ từ 17 giờ ngày hôm trước, đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, bình quân mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít. Có nhiều ngư dân khai thác được hơn 150kg tôm tít. Ước sản lượng tôm tít khai thác được trong 3 ngày qua ở huyện Tuy An (Phú Yên) lên đến 15 tấn.
Do kích cỡ tôm tít khai thác được còn quá nhỏ, chỉ đạt từ 120 đến 150 con/kg nên khi tôm tít được khai thác về, ngư dân chủ yếu bán cho các đầu mối thu mua thủy sản tại địa phương và giá bán chỉ từ 2.000 đến 5.000 đồng/kg. Sau đó, tôm tít được vận chuyển đến các địa phương khác trong và ngoài tỉnh bán lại cho các hộ nuôi thủy sản để làm thức ăn cho tôm hùm.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, tôm tít sinh sống ở tầng đáy, có tuổi thọ khá cao, sinh sản nhiều kỳ trong năm; có bộ càng dạng chùy, sắc nhọn và khỏe, rất hung dữ. Do vậy, tôm tít là một trong những đối tượng rất nguy hiểm, trực tiếp gây hại đối với nhiều đối tượng thủy sản tự nhiên khác trong đầm Ô Loan cũng như lưới cụ của ngư dân.
Theo bà con ngư dân cũng như các đầu mối thu mua thủy sản, đây là năm đầu tiên tôm tít xuất hiện nhiều nhất trong đầm Ô Loan.
Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn và phát triển nguồn gen thảo dược quý, phát triển vùng rau an toàn, nông sản sạch, cung ứng sản phẩm rau củ sấy khô,... là mục tiêu phát triển và những hoạt động đáng chú ý của công ty CP VietRAP Đầu tư Thương mại.

Theo báo cáo đánh giá của Viện Nghiên cứu hải sản, đơn vị đã nghiên cứu đánh giá nguồn lợi ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang từ năm 2012, theo đó đến nay sản lượng khai thác đã giảm 20,5% so với năm 2013 và giảm đến 43% so với năm 2009, chỉ đạt khoảng 11.000 tấn.

Một nghiên cứu mới của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) vừa được công bố nêu rõ: Cần thành lập một cơ quan chuyên trách và có Luật Bảo hiểm nông nghiệp để làm cơ sở cho loại hình này phát triển.

Một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang có thực trạng nông dân sử dụng tân dược (thuốc Tây) phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Ngành thú y khuyến cáo không nên dùng.

Trong 2 ngày 28-29.11, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong (khu 2, Thị trấn Cao Phong, Hòa Bình) diễn ra Lễ Hội Cam Cao Phong lần thứ nhất do Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình tổ chức.