Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Thẻ Chết Đỏ Đồng

Tôm Thẻ Chết Đỏ Đồng
Ngày đăng: 22/07/2011

Nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng ở các xã Phước Đồng, Vĩnh Thái, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đang điêu đứng, khánh kiệt vì tôm đổ bệnh chết hàng loạt. Nhiều gia đình mất bạc tỷ chỉ sau một vài đêm.

Tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, hộ anh Trần Trung Hiệp có kinh nghiệm nuôi tôm hơn 10 năm cũng đành chấp nhận cảnh trắng tay, khi tôm mới thả hơn nửa tháng thì chết sạch. Anh Hiệp cho hay, trước khi thả nuôi anh đã xử lý ao đúng kỹ thuật nhưng tôm vẫn dính bệnh. “Vụ này gia đình tôi thả hơn 10 triệu con giống (giá 350 ngàn đồng/vạn con), nuôi hơn nửa tháng thì tôm có biểu hiện bơi lừ đừ, bỏ ăn rồi chết dần chết mòn. Thấy tôm chết, tôi đứt ruột đứt gan, chạy bổ đi mua thuốc về phòng trị. Các loại thuốc tôi dùng vẫn như mọi khi: Hividin, BioQuats nhưng tôm không qua khỏi mà còn chết nhanh hơn. Thấy tình hình không ổn, tôi liền gọi thương lái vào bán non để gỡ gạc, nhưng vì tôm quá nhỏ nên bán chẳng ai mua” - anh Hiệp nói như mếu.

Anh Hiệp còn cho biết thêm, tất cả vốn liếng gia đình anh đã dồn vào vụ tôm này, bây giờ trắng tay, thiệt hại gần 2 tỷ đồng, gia sản không những đã sạch bách mà còn thiếu nợ ngân hàng chồng chất. Được biết, tình cảnh nợ nần vì tôm chết không chỉ riêng đối với anh Hiệp mà là thực trạng phổ biến của bà con nuôi tôm nơi đây.

Tiếp tục băng qua cầu Bà Thắng đến vùng nuôi tôm thuộc xã Vĩnh Thái, chúng tôi thấy nhiều chủ đìa đang phải xuất bán tôm non vì tôm cứ chết nổi ngày qua ngày. Cả cánh đồng tôm không khí nặng nề, ảm đạm. Vụ tôm bất thành, ao đìa bốc mùi tôm chết oi nồng, máy móc bỏ ngổn ngang. Nhiều hộ xả đìa thấy tôm chết đỏ đáy mà nản lòng không thèm nhặt.

Cũng như bao hộ khác, gia đình anh Hồ Tiến Dũng, thả 40 vạn tôm giống cho 4 ha đìa. Nuôi được hơn 50 ngày, anh Dũng cũng phải gọi thương lái vào bán gấp. Anh Dũng cho biết: “Tôi nuôi 2 đìa tôm nhưng đều xảy ra tình trạng tôm chết. Lúc đầu tôi nghĩ tôm chết là do đến chu kỳ (độ tuổi), sức đề kháng tôm yếu đi nên tăng cường thuốc đề kháng. Tuy nhiên mất bao nhiêu tiền thuốc mà tôm chết vẫn cứ chết. May mà tôi xuất bán non trước một đìa, thu được gần 1 tấn, bán ra với giá 50 ngàn/kg còn gỡ gạc được đồng vốn”.

Bên cạnh đìa của anh Dũng là đìa tôm của anh Trương Bảo Hưng. Anh Hưng ở nơi khác, vào đây thuê 2 ha đìa thả 60 vạn giống, nuôi khoảng 45 ngày thì tôm chết nổi đỏ đìa. Nhà anh sấp ngửa thu non, bán với giá 35 ngàn đồng/kg (thấp hơn 60% so với thị trường), chịu lỗ hơn 50 triệu đồng. Hiện tại, anh Hưng còn một đìa tôm nữa nuôi được gần 2 tháng, nhưng tôm vẫn cứ chết rải rác dù anh đã dùng nhiều biện pháp phòng ngừa. "Tôi đang tìm người mua, xuất bán non rồi chạy làng thôi anh ạ" - anh Hưng nói.

Nhận định lý do tôm chết, các hộ nuôi tôm ở đây cho rằng, nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm, bởi xung quanh khu vực có nhiều nhà máy chế biến thủy sản xả thải. Bên cạnh đó, do con giống không đảm bảo chất lượng, mật độ thả quá dày cũng là những nguyên nhân được đặt ra.

Chị Nguyễn Thi Lệ (xã Phước Đồng), là thương lái thu gom tôm ở đây cho hay, hiện nay tôm cỡ lỡn đang có giá, cụ thể, tôm loại 1 có giá trên 100 ngàn/kg (size 70 con/kg); loại 2 có giá 80 - 100 ngàn/kg. Tuy nhiên, do bà con nuôi tôm xuất bán non nên giá thu mua dao động từ 30 - 50 ngàn/kg tùy loại, thiệt hại rất lớn.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

09/07/2013
Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

09/07/2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

09/07/2013
Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.

09/07/2013
Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá

Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.

10/07/2013