Tôm Thẻ Chân Trắng Cho Lợi Nhuận Trên 170 Triệu Đồng

Thực hiện theo cơ cấu chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Long Vĩnh (Trà Vinh), trong vụ mùa năm 2011, bà con nông dân xã Long Vĩnh đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình: như cây bông vải, cà tím, ớt chỉ thiên hay con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lóc… đã mang về lợi nhuận rất cao, góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình.
Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng; sau khi thu hoạch xong chú tiếp tục cải tạo ao hồ thả nuôi tiếp 200 ngàn con tôm sú, sau 4 tháng chú thu hoạch bán được 600 triệu đồng trừ chi phí chú có lãi trên 200 triệu đồng. Ngoài thu nhập trên 500 triệu đồng từ con tôm sú trong vụ nuôi năm 2011, chú cho biết thêm những năm trước sau khi thu hoạch tôm sú xong thì bỏ ao nuôi, cho tới vụ nuôi năm sau mới tiếp tục thả nuôi. Trong năm 2011, qua học hỏi kinh nghiệm từ các anh em nuôi trước bên tỉnh Sóc Trăng về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, bên cạnh đó còn tiếp thu những thông tin về kỹ thuật nuôi, chăm sóc tôm thẻ chân trắng trên báo, đài...
Cho nên năm 2011, chú quyết định tận dụng 3 ngàn m2 ao nuôi tôm sú sau khi thu hoạch xong, nuôi thử nghiệm 200 ngàn con tôm thẻ chân trắng, với mật độ thả nuôi 70 con/m2, sau 2 tháng 19 ngày, tôm nuôi đạt 58 đến 60 con/kg, với giá hiện tại trên thị trường 110.000 đồng/kg chú thu hoạch trên 3 tấn tôm thương phẩm thu về trên 300 triệu đồng từ các khoản chi phí chú còn lợi nhuận trên 170 triệu đồng từ con tôm thẻ chân trắng. Chú Dương Hoàng Thảo còn cho biết thêm: “Mấy năm rồi bây giờ thực hiện chuyển đổi cây trồng của Ủy ban nhân dân xã Long Vĩnh tôi thực hiện theo thì tôi tính hai vụ rồi tôi tính bỏ đìa nhưng cái chỗ tôi thả thử nghiệm 200 ngàn con thẻ chân trắng để mình xem như thế nào, nhưng mà hiện tại nó cho kết quả lắm, tôi nuôi 2 tháng 19 ngày tôi thu trên 3 tấn thì hiện tại tôi xác định lời trên 170 triệu. Tôi thấy con tôm thẻ chân trắng này rất dễ nuôi mà nó đạt, tôi khuyến khích cô bác anh em xã Long Vĩnh năm tới xong vụ mình thả lại con thẻ chân trắng để có lợi nhuận, trước tiên là cho gia đình mình, sau đó phát động cho anh em mình cùng nhau để có sản xuất”.
Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thử nghiệm cho thấy chú Dương Hoàng Thảo đem về lợi nhuận cho gia đình trên 170 triệu đồng. Có thể nói đây là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi của người dân Long Vĩnh có hiệu quả và cần được nhân rộng cho những vụ nuôi tiếp theo
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt hơn 80% số hộ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng VietGAP tại hộ nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang rất phổ biến, đa dạng... Đây là một mô hình nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình khác.

Ngày 18/8, Trạm khuyến nông Quỳ Hợp (Nghệ An) đã tổ chức cấp phát cá giống cho đồng bào 2 xã nghèo vùng sâu, vùng xa là Liên Hợp và Châu Lộc.

Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 được WWF Việt Nam phát động lần đầu tiên từ 14 - 24/8/2015 nhằm giới thiệu xu hướng sử dụng thuỷ hải sản sạch, an toàn và thân thiện với môi trường với thông điệp “Ăn đúng kiểu - Hiểu đúng nguồn”. Tuần lễ Thủy hải sản bền vững khuyến khích người tiêu dùng Việt hòa cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm đến từ nguồn có trách nhiệm.

Chi cục Thú y Hà Nội vừa tiến hành thẩm định cơ sở an toàn dịch bệnh tại trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hưng, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây.