Tôm Nuôi Tiếp Tục Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh

Tôm chết chủ yếu là do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy, trong khi thời tiết rất bất lợi, nắng mưa thất thường...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, hiện tôm nuôi trên địa bàn tiếp tục chết trên diện rộng, chủ yếu là do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy; trong khi thời tiết rất bất lợi nắng mưa thất thường.
Chỉ trong tháng Tư vừa rồi, toàn tỉnh đã có 570 ha tôm nuôi bị thiệt hại với 105 triệu con tôm giống, chủ yếu trong giai đoạn từ 20-60 ngày tuổi. Còn nếu tính từ đầu vụ đến nay, Trà Vinh có hơn 2 ngàn 300ha ao nuôi bị chết, với khoảng 255 triệu con giống, chiếm gần 30% tổng diện tích thả nuôi.
Để tránh dịch bệnh lây lan cho vụ tôm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tận địa bàn để giúp các hộ dân có ao tôm bị chết xử lý môi trường để nuôi tái vụ, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch chặt chẽ đối với tôm giống.
Ông Trần Thanh Hùng, ở xã Long Hữu, huyện Duyên Hải người có vuông tôm bị thiệt hại gần 60% cho biết: “Mình cũng cải tạo ao như hàng năm nhưng cuối cùng cũng bị hư. Sau khi thả được 25 ngày thì nó hư và một số hộ được khoảng 30-31 ngày cũng hư. Hầu hết nó hư khoảng 60%, một số hộ đang cải tạo thả lại”.
Có thể bạn quan tâm

Cùng chia sẻ, học hỏi những kiến thức, nông dân bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể - đó là tinh thần của các thí sinh đến với Hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường cấp tỉnh năm 2015 diễn ra tại huyện Tuy Phước (Bình Định) vào tối 10.11.

Tiền thực hành chi cho một học viên chỉ 6.000 đồng/buổi học, nên không ít lớp học nghề cho lao động nông thôn phải học… chay.

Dù Bộ NNPTNT đã có Quyết định về kế hoạch sản xuất giống lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2014 – 2015, nhưng đến nay việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa vẫn còn bỏ ngỏ, dẫn tới tình trạng khó kiểm soát giống lúa tại các địa phương.

Hiện, anh Tuấn đang nuôi theo 2hình thức xoay vòng trên nên tháng nào cũng cho thu hoạch. Trung bình mỗi tháng xuất bán 7 - 8 tấn trai, với giá bán 17.000 đồng/kg, doanh thu 20 triệu đồng/tháng; lãi hơn 200 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí.

“Tình trạng buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, chất bảo quản trong thịt gia súc đang là vấn đề ‘nóng,’ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thực phẩm quốc tế.