Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm nuôi thiệt hại vì dịch bệnh lên đến gần 50.000ha

Tôm nuôi thiệt hại vì dịch bệnh lên đến gần 50.000ha
Ngày đăng: 19/11/2015

Tại hội nghị các đại biểu đã đưa ra cảnh báo tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ cả nước tiếp tục đối mặt với khó khăn do thời tiết và dịch bệnh có khả năng bùng phát nếu không có giải pháp ngay từ bây giờ.

Theo báo cáo của Cục thú y (Bộ NNPTNT), 11 tháng đầu năm 2015 dù dịch bệnh trên tôm muôi có chựng lại so với các năm trước, nhưng tỉ lệ thiệt hại lên đến gần 7% trên tổng diện tích nuôi.

Theo đó, có đến gần 50.000 ha thiệt hại do các loại dịch bệnh, trên tổng số trên 667.000ha diện tích thả nuôi trên cả nước.

Một số loại bệnh trên tôm được xác định là: Đốm trắng, đỏ thân, viêm gan tụy, đầu vàng… Điều đáng chú ý là hiện tượng thời tiết bất thường đã làm cho tôm nuôi thiệt hại tăng lên trong tháng 11.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Võ Văn Tám cho rằng các tỉnh ven biển cần chú ý đến lịch thời vụ, kiểm soát dịch bệnh hợp lý đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm kịp thời phòng chống dịch bệnh.

Chú ý hiện thượng thời tiết bất thường có khả năng xảy ra vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016.

Tại hội nghị, ông Võ Minh Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, Bạc Liêu là tỉnh có diện tích NTTS lớn của cả nước với 124.000ha, có 33 nhà máy chế biến thủy sản, nhiều trại giống quy mô.

Có thể nói thủy sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng thời gian qua người nuôi tôm luôn đối mặt với dịch bệnh với nhiều nguyên nhân gây nên; bên cạnh đó, thuốc thý y thủy sản chưa đảm bảm chất lượng, giá cả lên xuống bất thường, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới, người nuôi chưa chủ động sản phẩm do mình làm ra bởi chưa xây dựng được chuổi giá trị cho con tôm.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng mong hội nghị có giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trong nuôi tôm, nhất là dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước và có tính dự đoán, dự báo kịp thời để người nuôi chủ động.

Hội nghị cũng chính thức thông qua lịch thời vụ tôm nuôi năm 2015 và những tháng đầu năm 2016; chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm của một số doanh nghiệp, hộ nuôi có hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).

18/12/2014
Năm 2014 Sản Lượng Thủy Sản Đạt 12.000 Tấn Năm 2014 Sản Lượng Thủy Sản Đạt 12.000 Tấn

Nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) có bước phát triển khá. Với mục tiêu trong năm 2014, huyện phát triển 2.100ha, đến nay toàn huyện có tổng diện tích nuôi thủy sản là 2.165,7ha, đạt 103% so kế hoạch, so năm 2013 tăng 149,7ha.

18/12/2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Năm 2014 Ước 19.500 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Năm 2014 Ước 19.500 Tấn

Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.

18/12/2014
Thanh Hóa Liên Kết Theo Chuỗi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Còn Nhiều Khó Khăn Thanh Hóa Liên Kết Theo Chuỗi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Còn Nhiều Khó Khăn

Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

18/12/2014
Sản Lượng Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Khánh Hòa Đạt Hơn 17.100 Tấn Sản Lượng Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Khánh Hòa Đạt Hơn 17.100 Tấn

Tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng. Hiện nay, tại một số vùng nuôi ở huyện Vạn Ninh đã xuất hiện tình trạng tôm chậm lớn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chất lượng con giống thả nuôi không đảm bảo.

18/12/2014