Tôm nuôi thiệt hại vì dịch bệnh lên đến gần 50.000ha

Tại hội nghị các đại biểu đã đưa ra cảnh báo tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ cả nước tiếp tục đối mặt với khó khăn do thời tiết và dịch bệnh có khả năng bùng phát nếu không có giải pháp ngay từ bây giờ.
Theo báo cáo của Cục thú y (Bộ NNPTNT), 11 tháng đầu năm 2015 dù dịch bệnh trên tôm muôi có chựng lại so với các năm trước, nhưng tỉ lệ thiệt hại lên đến gần 7% trên tổng diện tích nuôi.
Theo đó, có đến gần 50.000 ha thiệt hại do các loại dịch bệnh, trên tổng số trên 667.000ha diện tích thả nuôi trên cả nước.
Một số loại bệnh trên tôm được xác định là: Đốm trắng, đỏ thân, viêm gan tụy, đầu vàng… Điều đáng chú ý là hiện tượng thời tiết bất thường đã làm cho tôm nuôi thiệt hại tăng lên trong tháng 11.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Võ Văn Tám cho rằng các tỉnh ven biển cần chú ý đến lịch thời vụ, kiểm soát dịch bệnh hợp lý đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm kịp thời phòng chống dịch bệnh.
Chú ý hiện thượng thời tiết bất thường có khả năng xảy ra vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016.
Tại hội nghị, ông Võ Minh Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, Bạc Liêu là tỉnh có diện tích NTTS lớn của cả nước với 124.000ha, có 33 nhà máy chế biến thủy sản, nhiều trại giống quy mô.
Có thể nói thủy sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng thời gian qua người nuôi tôm luôn đối mặt với dịch bệnh với nhiều nguyên nhân gây nên; bên cạnh đó, thuốc thý y thủy sản chưa đảm bảm chất lượng, giá cả lên xuống bất thường, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới, người nuôi chưa chủ động sản phẩm do mình làm ra bởi chưa xây dựng được chuổi giá trị cho con tôm.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng mong hội nghị có giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trong nuôi tôm, nhất là dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước và có tính dự đoán, dự báo kịp thời để người nuôi chủ động.
Hội nghị cũng chính thức thông qua lịch thời vụ tôm nuôi năm 2015 và những tháng đầu năm 2016; chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm của một số doanh nghiệp, hộ nuôi có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 29-8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Sự kiện này nhằm chia sẻ với cộng đồng các nhà tài trợ, các bộ ngành liên quan các định hướng chính sách ưu tiên phát triển của từng tiểu ngành.

Tại cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang, nơi thu mua hải sản của ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, những ngày qua, giá cá dưa gang chỉ còn 8.000 đồng/kg theo dạng mua xô. Đối với loại cá đạt hơn nửa kg mỗi con, giá bán ở mức 21.000 đồng/kg.

Với giống bò cái vàng Việt Nam hiện có tại địa phương, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn đã tiến hành lai tạo với các giống thuộc nhóm bò Zêbu, Redsind và Brahman bằng cách truyền tinh nhân tạo. Nhận thấy được hiệu quả từ việc ứng dụng truyền tinh nhân tạo ở bò, nhiều hộ chăn nuôi, mà nhất là vùng Gò Nổi đã tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, các giống bò hiện được lai tạo nhiều gồm có giống bò Brahman, Droughmaster và Limousine.

Hiện nay, giá heo tăng mạnh, ngành chức năng phát hiện một số chủ trang trại đưa chất cấm vào thức ăn nhằm thúc heo "siêu nạc" trong giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng.

Ông Đỗ Thanh Huy, Trạm trưởng Trạm Thú y Bảo Thắng cho biết, hiện cơ quan này bố trí 1 máy phun thuốc và lượng hóa chất cần thiết để duy trì chế độ phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại nuôi chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Huy Ích, thôn Phú Cường II.