Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá

Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá
Ngày đăng: 09/10/2013

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 2.229 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng nên hầu hết các địa phương đã khống chế được tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, năng suất tôm đạt khá.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (thuộc Sở NN-PTNT), cho biết: Bước vào niên vụ nuôi tôm năm nay, tình trạng hạn hán kéo dài, thiếu nguồn nước ngọt đã gây nhiều khó khăn cho việc nuôi tôm. Ở một số địa phương vẫn còn tình trạng người nuôi tôm chưa thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ, thiếu nguồn tôm giống có chất lượng, chưa chú trọng kiểm dịch tôm giống. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương và người nuôi tôm nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi vụ nuôi tôm.

Trong năm, toàn tỉnh có 2.229 ha mặt nước đưa vào nuôi tôm 2 vụ; trong đó, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh gần 450 ha, còn lại là nuôi xen tôm với các đối tượng thủy sản khác. Đến nay, các địa phương đã thu hoạch được gần 2.000 ha, sản lượng đạt 4.546 tấn. Trong đó, tôm thẻ chân trắng đạt 4.274 tấn, chiếm trên 95% tổng sản lượng, năng suất bình quân 6 tấn/ha/vụ; tôm sú đạt 271 tấn, năng suất bình quân 0,3 tấn/ha/vụ.

Bên cạnh được mùa tôm nuôi, giá tôm năm nay cũng tăng 20 - 30% so với mọi năm. Tôm thẻ chân trắng giá bình quân cả vụ từ 120 - 140 ngàn đồng/kg (loại từ 80 - 100 con/kg); tôm sú 170 - 180 ngàn đồng/kg (40 - 50 con/kg). Ông Trần Văn Nghị, nuôi tôm ở khu vực hồ Đồng, thôn Kim Đông, xã Phước Hòa (Tuy Phước), cho biết: “Tôi nuôi 1 ha tôm thẻ chân trắng, năng suất đạt 7,5 tấn/ha/vụ. Với giá tôm ổn định ở mức 130 ngàn đồng/kg, tôi có thu nhập trên 900 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 500 triệu đồng. Vụ nuôi tôm năm nay được xem là thành công nhất trong nhiều vụ nuôi gần đây của gia đình tôi”.

Theo ông Võ Đình Tâm, khống chế thành công dịch bệnh tôm năm nay là nhờ người nuôi tôm đã tuân thủ các giải pháp kỹ thuật và lịch thời vụ thả tôm của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tại các vùng nuôi tôm tập trung, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu nuôi tôm. Công tác khuyến ngư được tăng cường, nhiều mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường được xây dựng. Mô hình nuôi tôm cộng đồng được thực hiện có hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.

08/05/2013
Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp) Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp)

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

09/05/2013
Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).

09/05/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.

09/05/2013
Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.

10/05/2013