Tôm Nguyên Liệu Giảm Giá

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, sau khi có tin áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), các DN chế biến thủy sản trên địa bàn đã đồng loạt giảm giá mua tôm nguyên liệu.
Cụ thể, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, xuống còn 103.000 đ/kg, tức giảm gần 20.000đ/kg. Tôm sú có su hướng giảm giá nhẹ hơn, loại 40 con/kg giảm 10.000 đ/kg, các loại còn lại giá ổn định.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, nguyên nhân làm giá tôm giảm là do, nghe thông tin trên, người nuôi tôm sợ giá tiếp tục bị giảm nên ào ạt thu hoạch tôm, làm cho sản lượng thu hoạch vượt công suất chế biến của các nhà máy. Đặc biệt, các DN trên địa bàn tỉnh đã lợi dụng cơ hội này để ép giá xuống thấp nhất có thể nhằm trục lợi.
Ông Châu Công Bằng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Cà Mau khuyến cáo, người nuôi tôm nên bình tĩnh, theo dõi tình hình thị trường, không thu hoạch tôm trong thời điểm hiện nay, có như vậy giá tôm trong thời gian tới mới tăng trở lại.
Giá tôm sú khá ổn định, những nơi có điều kiện thuận lợi bà con nên thả nuôi tôm sú. Sở NN-PTNT sẽ tiếp tục bám sát tình hình XK trong thời gian tới và kịp thời khuyến cáo cho người nuôi khi có tình huống xấu.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, sản phẩm cây vụ đông nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu của tỉnh Nam Định như: Cà chua các loại, dưa chuột (trung tử, bao tử), ngô ngọt, ngô bao tử, cải dầu… đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức thu mua với giá trị cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần sản xuất đại trà, góp phần hình thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều nông dân trồng tiêu diện tích lớn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết, hiện thương lái và các đại lý đang vào tận nhà tìm mua hạt tiêu đen với giá xấp xỉ 150 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 20 ngàn đồng/kg.

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.