Tôm khô Rạch Gốc

Tôm làm khô ngon phải là tôm đất sống trong môi trường tự nhiên.
Khi lấy nước biển vào vuông lúc ban đêm, tôm sẽ lội ngược dòng nước ra đụt.
Bắt tôm lên rửa sạch, cho liền vào nồi nước đun thật sôi khoảng 5 phút, tôm đỏ lên và phồng vỏ mới cho 1 nắm muối hột vào nồi luộc.
Vài phút sau đổ ra rổ hay cần xé cho ráo, đem phơi trên giàn, trên xịa cho tôm khô đều dưới ánh mặt trời.
Tôm phơi có nắng tốt trong 1 ngày là đem cho vào bao đập vỏ nhẹ, đều tay.
Sau đó đổ tôm ra sàn, sẩy cho sạch bụi, đem đổ vào thúng cho im.
Tôm đất khô sẽ có màu đỏ cua gạch son, để bao lâu cũng không ngả màu, thật hấp dẫn.
Tôm khô của Rạch Gốc ngon và nổi tiếng không chỉ là tôm sinh trưởng tự nhiên mà trong đó còn mang cả tinh tuý kỹ thuật chế biến truyền thống.
Với kinh nghiệm luộc không sát vỏ, lượng muối vừa phải để chất ngọt tự nhiên của tôm vẫn còn nồng nàn là “bí quyết” không phải ai cũng lĩnh hội được.
Bắt tôm sinh thái trong rừng đước.
Tôm đất khô thành phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Đến thời điểm này, vụ vải thiều năm 2014 đã kết thúc. Theo tổng hợp của ngành chức năng, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 191 nghìn tấn, tăng hơn 60 nghìn tấn so với năm 2013.

Một trong những hộ nuôi ong mật thành công trên địa bàn huyện là là anh Nguyễn Văn Thanh ở xã Tân Tiến. Hiện anh Thanh đang sở hữu khoảng 1.000 thùng ong với 6 năm kinh nghiệm nuôi ong lấy mật và anh là thành viên của hội nuôi ong tại địa phương.

Với đặc điểm của một xã vùng cao có diện tích đất nông nghiệp hạn chế cộng với khí hậu khắc nghiệt khiến việc trồng trọt ở Sủng Là gặp nhiều khó khăn, chỉ đủ ăn. Việc trồng cỏ và nuôi bò được xem là một hướng đi chính có nhiều triển vọng giúp người dân ở đây xóa đói giảm nghèo theo chủ trương của tỉnh.