Tôm khô Rạch Gốc

Tôm làm khô ngon phải là tôm đất sống trong môi trường tự nhiên.
Khi lấy nước biển vào vuông lúc ban đêm, tôm sẽ lội ngược dòng nước ra đụt.
Bắt tôm lên rửa sạch, cho liền vào nồi nước đun thật sôi khoảng 5 phút, tôm đỏ lên và phồng vỏ mới cho 1 nắm muối hột vào nồi luộc.
Vài phút sau đổ ra rổ hay cần xé cho ráo, đem phơi trên giàn, trên xịa cho tôm khô đều dưới ánh mặt trời.
Tôm phơi có nắng tốt trong 1 ngày là đem cho vào bao đập vỏ nhẹ, đều tay.
Sau đó đổ tôm ra sàn, sẩy cho sạch bụi, đem đổ vào thúng cho im.
Tôm đất khô sẽ có màu đỏ cua gạch son, để bao lâu cũng không ngả màu, thật hấp dẫn.
Tôm khô của Rạch Gốc ngon và nổi tiếng không chỉ là tôm sinh trưởng tự nhiên mà trong đó còn mang cả tinh tuý kỹ thuật chế biến truyền thống.
Với kinh nghiệm luộc không sát vỏ, lượng muối vừa phải để chất ngọt tự nhiên của tôm vẫn còn nồng nàn là “bí quyết” không phải ai cũng lĩnh hội được.
Bắt tôm sinh thái trong rừng đước.
Tôm đất khô thành phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Trong số các mô hình làm kinh tế gia đình, nuôi chim bồ câu là hướng đi khá mới của nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Nuôi bồ câu có ưu điểm là vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, cho thu nhập cao. Tuy nhiên hầu hết các gia đình ở đây đều đang phát triển đàn một cách cầm chừng bởi họ lo sẽ khó tìm nơi tiêu thụ ổn định.

Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.

Nông dân Ba Tri (Bến Tre) được mùa, lúa đạt năng suất bình quân gần 6 tấn/ha. Giá lúa hiện nay từ 5.400-5.700 đồng/kg, trong khi giá thành cũng ở khoảng đó, khiến cho đa số hộ chỉ hòa vốn.

Những năm gần đây nông dân ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chẳng hạn như mô hình trồng dưa leo của anh Võ Văn Đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp gia đình anh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty ca cao Nguyên Lộc (TX.Long Khánh, Đồng Nai) - đơn vị hợp tác với Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tổ chức nhân giống ca cao và thử nghiệm mô hình trồng xen canh ca cao với các loại cây trồng khác - cho biết, năm 2013 công ty đã cung cấp trên 100 tấn hạt ca cao đã lên men cho Tập đoàn Grand – Place.