Tôm Hùm Giống Đầu Vụ Giá Cao Kỷ Lục

Trong 3 ngày từ ngày 6 đến 8.12, thời tiết se lạnh, biển có sóng nên tôm hùm giống (THG) xuất hiện nhiều ở vùng biển ven bờ, hàng trăm thuyền nghề làm mành tôm, mành bủa của ngư dân TP Quy Nhơn đã tập trung bám biển khai thác và trúng đậm tôm hùm giống đầu vụ. Mỗi thuyền nghề khoảng 5-6 người khai thác một đêm được 500 - 600 con, có thuyền khai thác được đến 1.000 con THG.
Theo ngư dân làm nghề khai thác THG ở Quy Nhơn, năm nay THG xuất hiện chậm hơn mọi năm. Thông thường, mùa vụ chính bắt đầu từ giữa tháng 10 Âm lịch của năm trước đến tháng 4, tháng 5 Âm lịch năm sau. Nhưng năm nay đến đầu tháng 11 Âm lịch THG mới xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, trong số THG đánh bắt được, chủ yếu là tôm hùm tề thiên (giá trị thấp), rất ít tôm hùm xanh và tôm hùm sao (có giá trị cao). Hiện thương lái thu mua tôm sao với giá 340 ngàn đồng/con, cao hơn 40.000 - 60.000 đồng/con so với đầu vụ năm trước, đây cũng là giá cao kỷ lục trong những năm qua. Tôm hùm xanh có giá 95.000 đồng/con, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/con so với năm trước.
Dù tôm hùm tề thiên có giá thấp nhưng nhờ khai thác đạt số lượng nhiều nên mỗi thuyền có thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/đêm, do khai thác gần bờ và ít di chuyển nên phí tổn không đáng kể, chỉ từ 1-2 triệu đồng/đêm, do vậy ngư dân làm nghề này cho thu nhập khá cao. Đa số THG khai thác được thương lái thu mua, vận chuyển đi Phú Yên, Khánh Hòa để bán lại cho những hộ nuôi tôm hùm thương phẩm. Ngoài ra, hiện TP Quy Nhơn có gần cả trăm hộ ngư dân vừa khai thác vừa nuôi ương nâng cấp tôm giống sau 1 tháng mới xuất bán, có giá trị cao hơn, hoặc để nuôi lên thành tôm hùm thương phẩm, song số lượng không nhiều.
Theo Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn, vụ THG 2012-2013 bị mất mùa, ngư dân Quy Nhơn chỉ khai thác được 75.200 con, đạt khoảng 29% so với vụ trước, nhưng chủ yếu là tôm xanh và tôm sao, tổng doanh thu trên 21 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu.