Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp

Báo Phú Yên số 1169, ra ngày 21/10 có thông tin về việc tôm hùm nuôi tại TX Sông Cầu chết hàng loạt. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật nắm thông tin và tiến hành thu 5 mẫu nước để xét nghiệm.
Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰. Các chỉ tiêu độ kiềm và pH nước tại các điểm thu mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép. Các chỉ tiêu về ô nhiễm dinh dưỡng, ô nhiễm hữu cơ như hàm lượng amoniac, nitrit, phosphat tổng, nhu cầu ô xy sinh hóa (COD) thấp hơn ngưỡng cho phép. Không phát hiện ô nhiễm sắt và sulfua. Tại Vũng Mắm, hàm lượng ô xy hòa tan ở các tầng nước mặt, giữa và đáy thấp dưới ngưỡng cho phép, riêng mẫu nước đáy hàm lượng ô xy hòa tan chỉ 3,0mg O2/l. Mẫu nước thu tại Vũng Chào, xã Xuân Phương ngày 19/10 các chỉ tiêu khảo sát đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Từ kết quả xét nghiệm trên, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản kết luận: Các mẫu nước thu tại Vũng Mắm (xã Xuân Phương) có hàm lượng ô xy hòa tan quá thấp, có thể rất thấp vào thời gian nửa đêm về sáng. Đây có thể là nguyên nhân gây chết tôm hàng loạt vào hai ngày 19 và 20/10 tại Vũng Mắm. Khuyến cáo bà con nuôi tôm, nếu tôm nuôi đã đạt cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch sớm, số tôm còn lại có thể tiếp tục bị ảnh hưởng vì sức đề kháng yếu. Ngoài ra tình hình thời tiết có nhiều biến động thất thường, rủi ro cao.
Đối với tôm còn nhỏ phải tiếp tục nuôi dưỡng và theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh độ sâu của lồng linh động tùy theo diễn biến môi trường, tránh để tôm bị ảnh hưởng trực tiếp của nước ngọt, nhưng cũng không treo lồng quá sâu vì có thể sẽ bị thiếu ô xy ở tầng đáy. Bà con cũng nên kiểm soát tốt lượng thức ăn, tránh để dư thừa lâu trong lồng, vì thức ăn thừa phân hủy sẽ làm tiêu tốn lượng lớn ô xy hòa tan trong nước, có thể gây thiếu ô xy và chết tôm.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn kéo dài, nguồn nước ở các hồ chứa khô cạn, diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Cát (Bình Định) giảm mạnh.

Hơn 600 hộ nông dân ở huyện Trà Cú đang giàu lên từ nghề nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong vùng nước lợ. Bình quân, 1 ha mặt nước mỗi năm người nuôi cá lóc thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/ha/vụ.

Đầu vào tăng, đầu ra liên tục giảm trong nhiều năm liên tiếp, đẩy người chăn nuôi gà ở Tiền Giang lâm vào tình cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó người tiêu dùng phải mua gà với giá khá cao. Trước tình trạng đó, người chăn nuôi chỉ có nước than vắn, thở dài…

Bằng nguồn vốn hỗ trợ vay từ Hội Nông dân xã, đến nay một số mô hình nuôi hươu lấy nhung thí điểm được thực hiện tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 1-4, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và tái tạo, duy trì nguồn lợi thủy sản cho môi trường tự nhiên, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thả 80.000 con cá giống các loại ra các sông ngòi, kênh rạch thuộc xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh), trong đó 40.000 con từ nguồn cá giống vận động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.