Tái Chứng Nhận GlobalGAP, VietGAP Cho Bưởi Năm Roi Và Cam Sành

Sáng 6/5/2014, Công ty Aquafish phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cấp giấy tái chứng nhận GlobalGAP cho Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hòa- TX Bình Minh) và VietGAP cho Tổ hợp tác sản xuất cam sành (ấp An Hòa B, xã Bình Ninh- Tam Bình). VietGAP là tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, trong khi GlobalGAP là tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên nguồn gốc.
Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.
Giai đoạn 2009- 2010, HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng sau đó do không có kinh phí nên không thể tái công nhận. Trước đó, HTX Cam sành Tam Bình cũng được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Sau đó, sản phẩm của HTX khó khăn đầu ra, bệnh vàng lá hoành hành, vùng nguyên liệu thu hẹp nên việc xây dựng thương hiệu gặp nhiều khó khăn.
Hiện Tam Bình có hơn 1.500ha trồng cam, trong đó hiện có 5ha trồng đạt VietGAP. TX Bình Minh cũng có hơn 1.300ha bưởi Năm Roi, trong đó có gần 27 ha/24 hộ trồng đạt GlobalGAP, mỗi năm bán ra thị trường khoảng 600 tấn bưởi.
Có thể bạn quan tâm

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.

Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.