Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp

Báo Phú Yên số 1169, ra ngày 21/10 có thông tin về việc tôm hùm nuôi tại TX Sông Cầu chết hàng loạt. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật nắm thông tin và tiến hành thu 5 mẫu nước để xét nghiệm.
Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰. Các chỉ tiêu độ kiềm và pH nước tại các điểm thu mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép. Các chỉ tiêu về ô nhiễm dinh dưỡng, ô nhiễm hữu cơ như hàm lượng amoniac, nitrit, phosphat tổng, nhu cầu ô xy sinh hóa (COD) thấp hơn ngưỡng cho phép. Không phát hiện ô nhiễm sắt và sulfua. Tại Vũng Mắm, hàm lượng ô xy hòa tan ở các tầng nước mặt, giữa và đáy thấp dưới ngưỡng cho phép, riêng mẫu nước đáy hàm lượng ô xy hòa tan chỉ 3,0mg O2/l. Mẫu nước thu tại Vũng Chào, xã Xuân Phương ngày 19/10 các chỉ tiêu khảo sát đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Từ kết quả xét nghiệm trên, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản kết luận: Các mẫu nước thu tại Vũng Mắm (xã Xuân Phương) có hàm lượng ô xy hòa tan quá thấp, có thể rất thấp vào thời gian nửa đêm về sáng. Đây có thể là nguyên nhân gây chết tôm hàng loạt vào hai ngày 19 và 20/10 tại Vũng Mắm. Khuyến cáo bà con nuôi tôm, nếu tôm nuôi đã đạt cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch sớm, số tôm còn lại có thể tiếp tục bị ảnh hưởng vì sức đề kháng yếu. Ngoài ra tình hình thời tiết có nhiều biến động thất thường, rủi ro cao.
Đối với tôm còn nhỏ phải tiếp tục nuôi dưỡng và theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh độ sâu của lồng linh động tùy theo diễn biến môi trường, tránh để tôm bị ảnh hưởng trực tiếp của nước ngọt, nhưng cũng không treo lồng quá sâu vì có thể sẽ bị thiếu ô xy ở tầng đáy. Bà con cũng nên kiểm soát tốt lượng thức ăn, tránh để dư thừa lâu trong lồng, vì thức ăn thừa phân hủy sẽ làm tiêu tốn lượng lớn ô xy hòa tan trong nước, có thể gây thiếu ô xy và chết tôm.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm thực hiện Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh sau cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi chăn nuôi vịt.

Quan sát hai bên đường từ trung tâm xã Bản Bo dẫn tới các bản: Cốc Phát, Cốc Phung, Nậm Tàng, Hưng Phong, Nà Ly, chúng tôi thấy trên các sườn đồi phủ kín mầu xanh non của đậu tương, lạc xen lẫn cây chè. 3 năm qua, bà con trong xã đã trồng mới hơn 200ha chè.

Do đó, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tánh Linh đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá đầu vuông trên địa bàn huyện.

Nuôi chim cút ấp trứng không chỉ giúp gia đình chị Phạm Thị Kim Điệp (ấp Phước Tân 2, xã Tân Hưng, TP.Bà Rịa) thoát nghèo mà còn vươn lên làm, giàu, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).