Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm

Cuối tháng 10-2012, thực hiện chuyển giao mô hình sản xuất cấp huyện, Hội Nông dân huyện Ninh Sơn ký kết hợp đồng kinh tế với ông Cao Ngọc Sinh Yên (Phan Rang – Tháp Chàm) triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan (loại Dendro) tại khu phố 6, thị trấn Tân Sơn. Sau gần 7 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại nhiều tín hiệu vui cho người trồng.
Hộ anh Nguyễn Minh Sơn và Đặng Trường Chinh là 2 hộ được Hội Nông dân huyện chọn trồng thử nghiệm. Gần 150m2 đất vườn, anh Sơn dọn sạch cỏ, diệt côn trùng, tận dụng tre gỗ làm giàn che nắng, giá đỡ rồi đặt các chậu lan vào trồng, với mật độ khoảng 25 chậu/m2. Điều thuận lợi là anh được phía nhà đầu tư cho chịu vốn 30% (trừ dần vào tiền bán hoa), chuyển giao kỹ thuật trồng hoa lan và thu mua toàn bộ số hoa theo giá thấp hơn 10% so với giá thị trường cao nhất trong phạm vi toàn quốc.
Trồng và chăm sóc lan thử nghiệm, anh dùng nước kênh (không dùng nước giếng, nước máy vì độ pH cao, lan dễ bị thối rễ) tưới 3 lần/ngày nắng và 1 lần/ngày mưa, 7-10 ngày bơm dinh dưỡng (phân bón sinh học) theo tỷ lệ ghi trên bao bì, có sự theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật từ phía nhà đầu tư. Kết quả, sau gần 6 tháng tỷ lệ cây con sống đạt 99%, vườn lan cho lứa đầu tiên với tỷ lệ hoa chiếm 10% (200 cành). Trung bình 4-5 bông/cành, giá 1 ngàn đồng/bông, anh thu trên 1 triệu đồng.
Anh Sơn khẳng định, lan Dendro là giống lan nhiệt đới, dễ trồng. Từ lúc trồng thử nghiệm đến nay vườn nhà anh chưa xuất hiện bệnh. Sau lứa thứ nhất, hiện tại vườn lan đang cho lứa thứ 2 với tỷ lệ hoa chiếm 60% vườn. Hỏi về chất lượng hoa, anh Sơn cho biết, cuối tháng 4 vừa qua, Hội Sinh vật cảnh TP. Hồ Chí Minh và Hội Sinh vật cảnh Tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến tham quan và nhận định độ sáng, độ dày, cũng như độ tươi của cánh hoa trồng tại Ninh Sơn tốt hơn so với giống lan Dendro hiện đang được trồng khá nhiều ở huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).
Theo bà Nguyễn Thị Bình, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Ninh Sơn, lan Dendro là giống cây lâu năm, nhưng lại cho thu nhập sớm, khả năng hoàn vốn nhanh. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 12 lứa hoa/ năm, trong thời gian từ 7-8 năm.
Số bông/cành cũng tăng theo các giai đoạn, khởi điểm là 4-6 bông/cành, sau đó là 8-10 bông và từ cuối năm thứ 2 số bông sẽ là 10-12 bông/cành. Sau 7- 8 năm kinh doanh, khi chất lượng cây giảm, người trồng có thể chăm sóc để cây lên bông và bán theo kiểu Bonsai cho thương lái với mức giá ngang với mức đầu tư ban đầu từ 40-50 ngàn đồng/chậu.
Bà Bình cũng cho biết thêm, vì là lần đầu triển khai trồng nên chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi hiệu quả, tiến hành đánh giá, quảng bá sản phẩm và xây dựng kế hoạch mở rộng cho những hộ thiếu đất sản xuất, nhất là ở xã Hòa Sơn, nơi có nền nhiệt ổn định, thích hợp cho việc trồng và chăm sóc giống lan này.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.

Hiện nay, những loài cá được liệt vào hàng quý hiếm trong tự nhiên đang bị khai thác quá mức, nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Do vậy, bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các loài cá này đang trở nên cấp bách. Tuy nhiên, việc nhân giống và phát triển nuôi đối tượng này vẫn còn khá gian nan nên nguồn cung cấp cá giống khá khan hiếm và nguồn cung về cá thương phẩm lại càng hiếm hơn...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được vay vốn với lãi suất hợp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phối hợp với các cơ quan liên quan như Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hội Nghề cá, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản… kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo trên đối với lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cá tra tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long (khu vực chiếm khoảng 65% sản lượng cá tra nguyên liệu và 80 - 90% cá giống).

Theo anh cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ chúng tôi tới thăm trang trại của ông Đoàn Văn Chóng - xóm Tiên Trường 1 - xã Tiên Hội để tìm hiểu về giống gà đen Mông. Trang trại của ông Chóng rộng hơn 14.000 m2 bao gồm các loại cây ăn quả, cây chè; ông quy hoạch khoảng 4.000 m2 dưới tán cây vải thiều để đầu tư nuôi gà chăn thả.