Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Cà Mau Giá Thấp, Đầu Ra Khó

Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Cà Mau Giá Thấp, Đầu Ra Khó
Ngày đăng: 19/09/2014

Để đáp ứng nhu cầu con tôm giống chất lượng phục vụ người nuôi tôm, trong thời gian qua, nhiều trại giống đã đầu tư công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, tôm giống ở Cà Mau hầu như bán với giá thấp hơn nhiều so với con giống ngoài tỉnh bởi chưa có thương hiệu.

Đến nay, Cà Mau có 2 trong tổng số 876 trại sản xuất tôm giống trong tỉnh được Chi cục Nuôi trồng kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn áp dụng sản xuất thí điểm tôm giống thẻ chân trắng. Và số tôm giống được sản xuất tại 2 cơ sở này đều cho chất lượng tốt, được người dân thả nuôi xác định mau lớn và đạt đầu con.

Thả nuôi tôm thẻ giống sản xuất tại địa phương phù hợp điều kiện môi trường, thổ nhưỡng, thời gian vận chuyển ngắn..., giúp người nuôi có cơ hội thành công cao.

Ông Chu Hoàng Thái, chủ trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy, ấp 2, xã Hàng Vịnh, cho biết: “Từ khi tiếp nhận thí điểm sản xuất thử giống tôm thẻ chân trắng tại trại đến nay được người dân thả nuôi thành công trên 80%. Với sự cam kết chất lượng ban đầu để lấy uy tín được trại đưa ra cho người nuôi trong thời gian thả nuôi 1 tháng có xảy ra bệnh thì trại sẽ hoàn tiền lại cho hộ dân.

Còn giá bán chỉ bằng 50% giá thị trường các tỉnh khác, do người dân có tâm lý thích giống ngoại nên đầu ra tôm giống thẻ chân trắng còn khó khăn”.

Với giá bán tôm giống thẻ chân trắng qua kiểm dịch của các công ty các tỉnh miền Trung hiện nay ở mức 80-110 đồng/post thẻ, thì trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy chỉ bán ở mức 50 đồng/post thẻ. Với giá bán này chỉ đủ phần chi phí mà trại đã đầu tư vào để sản xuất ra con giống cho người nuôi.

Giá đã thấp nhưng người dân vẫn ngại mua về thả nuôi do đánh giá thấp chất lượng con giống được sản xuất trong tỉnh. Trong khi đó, nhiều lợi thế mà con tôm giống thẻ chân trắng sản xuất tại địa phương mang lại như: phù hợp và thích nghi với điều kiện môi trường, thổ nhưỡng của địa phương; thời gian di chuyển đến ao thả nuôi chỉ mất 1-2 giờ giúp tôm khoẻ, đạt đầu con; được chủ trại sản xuất thuần độ mặn phù hợp với môi trường ao nuôi.

Khi xuất bán, được người nuôi chủ động mang mẫu đi xét nghiệm theo yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí tôm sạch bệnh mới chấp nhận mua thả nuôi. Trong khi đó, với tôm ngoài tỉnh, việc di chuyển với quãng đường dài, qua gây mê và việc thay đổi nhiệt độ trong quá trình vận chuyển đến ao thả nuôi cùng với yếu tố môi trường thay đổi phần nào làm cho sức khoẻ tôm kém đi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm.

Ông Trương Quốc Duẫn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Các lô tôm giống thẻ chân trắng từ 2 trại Hoàng Duy và Tôm Sinh Thái sản xuất được người nuôi xét nghiệm đạt trên 80%. Có kết quả này là do 2 cơ sở áp dụng đúng quy trình sản xuất, đầu tư công nghệ sản xuất mới, trong đó có hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn, cùng áp dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình sản xuất. Từ đó góp phần cho chất lượng tôm giống thẻ chân trắng sản xuất đạt chất lượng”.

Theo đó, tôm bố mẹ thẻ chân trắng nhập khẩu từ Thái Lan, SIS Hawaii được kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng trước khi đưa vào sản xuất tại trại đã góp phần nâng cao chất lượng tôm giống bán cho người dân thả nuôi, với phương châm đáp ứng chất lượng cho người dân thả nuôi là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất tôm giống hiện nay, nên người nuôi tôm cần có cái nhìn đúng, hướng đến chất lượng mà các trại sản xuất tôm giống tỉnh nhà đang thực hiện.

Ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh, cho biết, do con tôm của các trại giống ở Cà Mau chưa tạo được thương hiệu và là lượng tôm giống sản xuất ra còn mới nên người dân chưa được trải nghiệm nuôi tôm giống thẻ chân trắng sản xuất tại địa phương, vì thế họ chưa an tâm thả nuôi.

“Hiện 2 cơ sở sản xuất thẻ chân trắng sản xuất chỉ mang tính thử nghiệm, giá bán ra thấp, đầu ra gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, khi người nuôi thấy được hiệu quả mang lại từ việc nuôi tôm giống thẻ chân trắng sản xuất của địa phương chắc chắn rằng các cơ sở sản xuất tôm giống thẻ chân trắng tại địa phương sẽ tháo gỡ được những khó khăn trên”, ông Tiết Tiến Dũng nhận định.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Vị Thủy (Hậu Giang) Giá Cá Lóc Giảm Mạnh Huyện Vị Thủy (Hậu Giang) Giá Cá Lóc Giảm Mạnh

Nếu như cách đây khoảng 2 tháng, giá cá lóc nuôi ở mức cao khiến người nuôi tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phấn khởi thì thời điểm hiện tại giá cá lóc thương phẩm được thu mua tại ao chỉ còn 25.000 - 28.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Còn giá bán tại các chợ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.

16/01/2015
Coi Trọng Đầu Tư Chiều Sâu, Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Tôm Giống Bình Thuận Coi Trọng Đầu Tư Chiều Sâu, Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Tôm Giống Bình Thuận

Tôm giống Bình Thuận là sản phẩm lợi thế, trong thời gian qua tình hình sản xuất, tiêu thụ tôm giống tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ. Sản lượng tôm giống tăng khá nhanh, năm 2013 đạt 17,5 tỷ post, năm 2014 tăng lên 28 tỷ post, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 28%/năm.

16/01/2015
Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ "Khó Sống" Thời Hội Nhập

Đó là nhận định của ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên lề hội nghị tại TP.HCM ngày hôm nay 13-1-2015 giới thiệu triển lãm quốc tế châu Á về chuyên ngành chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt trứng sữa (VIV ASIA 2015) được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 3 tới.

16/01/2015
Lợi Ích Kép Từ Chăn Nuôi An Toàn Sinh Học Lợi Ích Kép Từ Chăn Nuôi An Toàn Sinh Học

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, tháng 4/2014, anh Hưng thí điểm chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học với quy mô 20 con. Điều làm anh Hưng phấn khởi nhất là thức ăn sinh học không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mà còn giảm mùi hôi thối. Nhờ đó, lợn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, khi xuất chuồng lứa đầu tiên đã cho thu lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/con.

16/01/2015
Đà Lạt Đà Lạt "Xứ Sở" Đông Trùng Hạ Thảo?

Đó là tương lai không còn xa, khi mà loại dược liệu quý hiếm - Đông trùng hạ thảo đã được trồng thành công và sản xuất hàng loạt theo hướng công nghiệp tại thành phố hoa. Theo các chuyên gia nghiên cứu, với điều kiện khí hậu rất phù hợp, Đà Lạt là vùng đất lý tưởng cho Đông trùng hạ thảo phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng.

16/01/2015