Tôm Chết Hàng Loạt Vì Ngộ Độc Sứa Và Thuốc Sát Trùng

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Ông Trần Văn Bài ở thôn 1 xã Hạ Trạch cho biết vụ mùa năm nay gia đình ông nuôi thả 1,5 triệu con giống, trên diện tích hơn 1,2 ha theo chu kỳ sau ba tháng chăm sóc (từ tháng Tư đến tháng Bảy), nếu không có gì thay đổi sẽ cho thu hoạch.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ thu hoạch, bỗng nhiên hàng vạn con tôm trong hồ nuôi của gia đình chết hàng loạt.
Tương tự như gia đình ông Bài là gia đình vợ chồng anh Lê Quang Bình ở thôn 2 xã Hạ Trạch có trên 70 vạn con tôm giống vừa mới thả được hơn một tháng, nay đã bị chết hàng loạt khiến vợ chồng anh điêu đứng.
Theo bà Lê Thị Thủy, cán bộ Chi cục Thú y huyện Bố Trạch, nguyên nhân tôm chết được xác định do bị ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Để hạn chế thiệt hại của bà con cũng như sớm tìm ra được căn nguyên khiến tôm chết hàng loạt, trước mắt Chi cục Thú y huyện Bố Trạch yêu cầu các chủ hồ nuôi tôm đóng cống, rải vôi xa bờ ao nuôi, nhằm cô lập với các ao nuôi tôm bị bệnh đồng thời thông báo với các chủ ao nuôi xung quanh để chủ động khống chế.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm để có biện pháp xử lý, yêu cầu chủ hồ nuôi tuyệt đối không được xả nước ra môi trường.
Trước đó, tại xã Mỹ Trạch của huyện Bố Trạch cũng đã có hàng vạn con tôm bị chết nguyên nhân là do bị bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.