Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ô nhiễm từ nuôi tôm trên cát, biển chết

Ô nhiễm từ nuôi tôm trên cát, biển chết
Ngày đăng: 07/10/2015

Chủ hộ được mùa, biển được rác

Hiện thôn Phú Hòa có tổng cộng 23 lô nuôi tôm, trong đó có 9 lô thuộc dự án của tỉnh Hà Tĩnh, còn lại đều nằm ngoài dự án, do dân tự bỏ vốn đầu tư, khai thác.

Nuôi tôm đang được đánh giá là nghề mang lại siêu lợi nhuận. Như ông Bình, một chủ hồ nuôi tôm ở đây, chia sẻ:

“Gia đình tôi có tất cả 4 hồ nuôi, mỗi vụ thu về khoảng 17 tấn. Vụ tôm năm nay không chỉ được mùa mà giá còn lên khá cao, tới 198.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình có thể thu được khoảng 2 tỷ đồng”.

Nước thải chảy tràn ra ngoài ống dẫn.

Vì lợi nhuận mang lại quá lớn nên người dân càng đổ xô nuôi tôm.

Đầu tư càng mạnh, càng ồ ạt thì ắt hẳn khâu vệ sinh môi trường càng dễ bị bỏ qua.

Chính điều này là tác nhân khiến tình hình ô nhiễm tại các khu vực xả thải của hồ nuôi càng trở nên trầm trọng.

Hệ thống nước thải từ hồ nuôi theo các đường ống chảy thẳng ra biển; trong khi đó, hệ thống bể lắng, bể lọc được chủ hồ nuôi làm theo kiểu đối phó, hầu hết các hồ lắng đều không được trải bạt, khâu xử lý kém.

Các mối nối đường ống dẫn thải được lắp lại với nhau một cách sơ sài.

“Bất kể ai đặt chân đến khu vực xả thải của vùng nuôi đều phải đeo khẩu trang vì không chịu nổi mùi hôi thối.

Những dòng nước xanh, đen kèm theo váng vàng, sủi bọt đặc quánh từ các kẽ hở của mối nối chảy ra tràn ngập lút cả ống dẫn”, một người được thuê canh giữ hồ nuôi tôm tại đây chia sẻ.

Ô nhiễm nghiêm trọng

Hiện cấp độ ô nhiễm của vùng nuôi đã lên đến mức báo động.

Thế nhưng, khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Xuyên, vẫn không xác định được vùng nào là vùng xả thải của các hồ nuôi tôm tại thôn Phú Hòa.

Ông Toàn cho rằng, nguồn nước thải ở đây chỉ “hơi đục và không được xanh lắm”.

Nước thải bốc mùi hôi thôi, khiến người dân địa phương sống gần khu vực vô cùng bức xúc.

Cũng theo ông Toàn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Xuyên đã có văn bản hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường gửi xã, trong đó có ghi rõ các biện pháp xử lý chất thải, nước thải từ ao nuôi…

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, không có hộ nào làm đúng quy trình, bỏ qua hầu hết các khâu; không hề có ao lắng sơ cấp, ao tùy nghi, tảo thực vật, các loại cá ăn mùn bã hữu cơ, sinh vật đáy… mà chỉ có duy nhất một ao thải cho nước thải từ hồ nuôi xả vào rồi chảy thẳng ra biển. 

“Nước lấy vào cũng từ biển, nước xả ra cũng từ biển.

Nếu làm vì môi trường thì người được lợi đầu tiên chính là những hộ nuôi tôm, nếu đảm bảo tốt thì sẽ tránh được tối đa dịch bệnh, tức là tránh được tối đa nguồn lây nhiễm từ nguồn nước.

Không dịch bệnh thì tôm phát triển tốt, năng suất cao, đồng nghĩa với lợi nhuận lớn; còn một khi tôm bị bệnh thì mức độ thiệt hại không hề nhỏ.

Hiện đã có một hộ nuôi bị xử phạt hành chính vì làm sai quy trình, xả thải bừa bãi với mức 5 triệu đồng/hộ”, ông Toàn nói.

Đọng lại tạo thành "túi nước thải".

Thiết nghĩ, với doanh thu tiền tỷ mà mức phạt chỉ dừng lại ở 5 triệu đồng/hộ thì liệu đã đủ sức răn đe (?!).

Tuy nhiên, vấn đề ở đây không chỉ dừng lại ở mức độ xử lý vi phạm nặng hay nhẹ mà là ý thức của người nuôi, là trách nhiệm của các ngành chức năng thiếu chỉ đạo sát sao khiến vùng biển thơ mộng, xinh đẹp đã biến thành một bãi rác khổng lồ.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.


Có thể bạn quan tâm

Phục Hồi, Cải Tạo Vườn Tiêu Ở Gio Linh Phục Hồi, Cải Tạo Vườn Tiêu Ở Gio Linh

Mô hình thí điểm phục hồi, cải tạo vườn hồ tiêu suy yếu ở thôn Phú Ân, xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) sau một năm thực hiện đã cho kết quả tốt. Từ kết quả ban đầu này đã giúp nông dân hiểu rõ các phương cách đầu tư trong trồng tiêu và lợi ích đầu tư thâm canh đưa lại.

19/06/2014
“Ám Ảnh” Tàu Công Suất Lớn Đánh Bắt Ven Bờ “Ám Ảnh” Tàu Công Suất Lớn Đánh Bắt Ven Bờ

Các tàu thuyền có công suất lớn của ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định vào vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 1 hải lý dùng các thiết bị đánh bắt cá mang tính hủy diệt để khai thác thủy sản, gây bức xúc cho ngư dân địa phương. Quá bất bình, ngư dân Lý Sơn đưa tàu thuyền ra ngăn cản, dẫn đến xung đột.

25/11/2014
Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Thu Hoạch Trên 17.000 Tấn Trái Cây Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Thu Hoạch Trên 17.000 Tấn Trái Cây

Trong những tháng đầu năm, các nhà vườn ở TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã thu hoạch được trên 17.000 tấn trái cây các loại. Trong đó, giá nhiều loại trái cây thanh nhiệt như: bưởi Năm Roi, thanh trà, mận xanh đường luôn ổn định ở mức cao nên các nhà vườn rất phấn khởi.

19/06/2014
Hòa Vang (Đà Nẵng) Trồng Cỏ Nuôi Bò Thành Phong Trào Hòa Vang (Đà Nẵng) Trồng Cỏ Nuôi Bò Thành Phong Trào

Người tiên phong mở ra hướng phát triển kinh tế này là ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm, xã Hòa Phú. Cách đây dăm năm, nhờ thu nhập cao từ thả cá nước ngọt quy mô thâm canh, ông đầu tư mua hơn chục con bò về nuôi. Hồi đó, thức ăn cho bò chỉ là cây cỏ tự nhiên tại các gò đồi.

25/11/2014
Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.

19/06/2014