Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú

Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú
Ngày đăng: 01/01/2012

Tôm nuôi ở Ấn Độ đang mở rộng thị phần ở Nhật Bản

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá.

Tôm chân trắng Ấn Độ đang dần thay thế tôm NK từ Thái Lan (quốc gia vừa phải chịu hậu quả nặng nề của lũ lụt) và cạnh tranh với tôm sú có cỡ lớn hơn và giá đắt hơn.

Từ đầu tháng 9 năm nay, Aeon Co. - tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn nhất Nhật Bản, đã bắt đầu bán tôm chân trắng Ấn Độ tại các hệ thống siêu thị của họ. Tập đoàn cho biết đã quyết định kinh doanh sản phẩm tôm chân trắng Ấn Độ cỡ lớn và giá tương đối rẻ để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Công ty Inageya Co. cũng bắt đầu bổ sung tôm chân trắng Ấn Độ vào dây chuyền sản xuất tôm trong tháng 12 năm nay.

Sự hỗ trợ của chính phủ

Ấn Độ đã từng nuôi tôm sú nhưng chính phủ nước này đã chuyển hướng sang tôm chân trắng – loài tôm có khả năng kháng bệnh tốt nhất và dễ nuôi. Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, nay Ấn Độ đã có thể nuôi tôm chân trắng thương phẩm. Các trại nuôi cũng đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng từ năm ngoái.

Tôm chân trắng thường có trọng lượng từ 13 - 15 gam/con, nhẹ hơn tôm sú khoảng 10 gam. Tuy nhiên tôm chân trắng Ấn Độ lại có cỡ tương đương và các cỡ lớn hơn chủ yếu được dùng cho các món rán.

Người nuôi đã giảm 50% lượng tôm con ở các ao nuôi để chúng có nhiều ôxy hơn và kích cỡ lớn hơn. Tôm chân trắng Ấn Độ được bán với giá 29 - 39 yên/con ở các siêu thị ở Tôkyô và các vùng lân cận với giá rẻ hơn tôm sú khoảng 10%.

Ở Nhật Bản, tôm chân trắng thường được bán cho các hãng bán lẻ và tôm sú được bán cho các nhà hàng. Tuy nhiên nhà kinh doanh sản phẩm thủy sản Nosui Corp. dự kiến sẽ chào tôm chân trắng Ấn Độ cho các nhà hàng.

Hàng năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn tôm chân trắng. Thái Lan là nguồn cung tôm chân trắng lớn nhất cho Nhật Bản với 54.000 tấn năm ngoái. Tiêu thụ tôm sú của Nhật Bản đạt khoảng 60.000 tấn/năm. Các nước XK chính cho Nhật Bản là Việt Nam và Inđônêxia.

Lũ lụt ở Thái Lan

Lũ lụt ở Thái Lan đã làm rối loạn nguồn cung và tăng lo ngại về giảm nguồn cung tôm chân trắng. Mặt khác, sản lượng từ Ấn Độ dự kiến tăng từ 18.000 tấn trong năm tài chính 2010 lên trên 50.000 tấn trong năm tài chính 2011.

Nguồn cung tôm chân trắng từ Ấn Độ sang Nhật Bản chỉ đạt khoảng 300 tấn trong năm tài chính 2010 nhưng chỉ riêng trong tháng 8/2011, khối lượng đã đạt 500 tấn, dự kiến cả năm đạt khoảng 2.000 tấn. Tôm chân trắng Ấn Độ cung cấp cho Nhật Bản có thể tăng hơn nữa vào cuối năm này.


Có thể bạn quan tâm

Ninh Bình khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm Ninh Bình khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm

Tỉnh Nam Định giáp ranh với Ninh Bình đã xuất hiện những ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 đầu tiên. Và hiện nay, trên địa bàn cả nước có 7 ổ dịch cúm gia cầm tại 7 huyện của 6 tỉnh chưa qua 21 ngày.

29/10/2015
Trồng cỏ, nuôi dê trong vườn tiêu sạch Trồng cỏ, nuôi dê trong vườn tiêu sạch

Ông Trần Văn Tánh, nông dân tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) nổi tiếng ở địa phương vì mô hình làm nông không đụng hàng: trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu sạch. Ông còn tận dụng nguồn cỏ này làm thức ăn nuôi dê để có thêm thu nhập.

29/10/2015
Bao vây chống dịch lở mồm long móng tại huyện Đồng Xuân Bao vây chống dịch lở mồm long móng tại huyện Đồng Xuân

Người dân dùng các loại lá cây có chất chua như lá giang, lá me và thuốc sát trùng để rơ miệng cho gia súc bị lở mồm long móng

29/10/2015
Trang trại dưới chân Hòn Rồng Trang trại dưới chân Hòn Rồng

Từ một mảnh đất rẫy cằn cỗi dưới chân Hòn Rồng, ông Nguyễn Đông Hải (thôn Vĩnh Đông, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã cải tạo, lập vườn, mở trang trại, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

29/10/2015
Hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học Hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò, heo và gà thịt an toàn sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận (gọi tắt là trung tâm) đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành.

29/10/2015