Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)
Ngày đăng: 18/12/2013

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

Mô hình sản xuất luân canh, xen canh ở vùng nuôi tôm nước lợ đang được khuyến khích, nhằm giảm được áp lực môi trường vùng nuôi, hạn chế thấp tồn lưu sau vụ nuôi tôm để lại. Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Ngô Văn Sơn ở ấp Hòa Trung, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên tiếp nhận mô hình thí điểm nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa sau vụ nuôi tôm nước lợ đã khẳng định được tính hiệu quả của đối tượng này. Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng tôm đạt 150g đến 200g một con, ước thu nhập khoảng 30 triệu đồng.

Ông Ngô Văn Sơn cho biết: “Tính đến thời điểm này, tôm càng xanh trên ruộng lúa của tôi sẽ cho thu nhập vài chục triệu đồng cầm chắc. Tôi thấy con tôm càng xanh thả nuôi xen canh trên ruộng lúa là rất hiệu quả, nuôi thành công rất cao. Con tôm càng xanh nuôi đúng quy trình kỹ thuật như tôm sú, tôm thẻ thì lợi nhuận không thua tôm sú vì giá bán rất cao, hiện nay là trên 300.000 đồng/kg”.

Đây là mô hình canh tác tổng hợp vừa đảm bảo quy trình luân canh tôm – lúa, xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa và ứng dụng công nghệ sinh thái, bằng cách trồng màu trên bờ bao. Ngoài thu nhập từ tôm nuôi nước lợ, ông Sơn thu nhập thêm từ cây lúa, cây màu, con tôm càng xanh thì giá trị sử dụng đất của quy trình này đạt trên 200 trăm triệu đồng 1 ha, cái lợi lớn nhất vẫn là giữ được quy trình canh tác bền vững.

Ông Ngô Văn Sơn cho biết thêm: “Đối với bản thân tôi thì luôn giữ vững 1 tôm – 1 lúa , có như vậy thì nuôi tôm mới an toàn, còn sau khi mùa tôm kết thúc thì tôi trồng thêm màu để tăng thu nhập. Chính vì vậy, năm nay tôi rất thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa”.

Đối với những ao nuôi tôm bán thâm canh, điều kiện canh tác khó khăn thì thực hiện quy trình nuôi luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh, vừa tăng thu nhập vừa góp phần cải tạo môi trường ao nuôi. Với mục tiêu phát huy lợi thế của mô hình luân canh, xen canh, huyện Mỹ Xuyên tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mở rộng đối tượng nuôi để nông dân nắm bắt, áp dụng một cách hiệu quả.

Ông Trần Quốc Quang - Trưởng Phòng NN và PTNT Mỹ Xuyên cho biết: “Theo tôi, ở vùng nước lợ để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên cùng một diện tích canh tác, thì đối tượng tôm càng xanh là rất phù hợp. Tổng hợp các khoản thu nhập từ cây lúa, con tôm sú, cây màu thì tôm càng xanh cũng tăng thêm tương đương 300 kg/ha, với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg thì bà con cũng có thu nhập vài chục triệu đồng 1 ha”.

Huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được gần 10.000 ha lúa trên nền ao nuôi tôm, trong khi áp lực nuôi tôm thẻ chân trắng đang bùng phát. Đây là sự thành công trong công tác chỉ đạo, thành công về sự nhận thức đúng đắn quy trình luân canh bền vững trong nông dân. Đa dạng cây trồng, vật nuôi, hạn chế thấp nhất hình thức chuyên canh, là mục tiêu chỉ đạo xuyên suốt của huyện Mỹ Xuyên ở vùng nuôi tôm nước lợ.


Có thể bạn quan tâm

Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo; huyện Quang Bình đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình, xã hội.

12/05/2015
Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa

Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).

12/05/2015
Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

12/05/2015
Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

12/05/2015
Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

12/05/2015