Tôm Cà Mau Giảm Giá Trị Do Xuất Khẩu Sản Phẩm Thô

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.
Trong 155 nghìn tấn tôm của năm 2014 thì có đến trên 92 nghìn tấn sản phẩm được xuất khẩu dưới dạng thô sang các nước, chỉ có khoảng 63 nghìn tấn được chế biến thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại, cho ra nhiều dòng sản phẩm mang lại giá trị gia tăng, thu lợi kinh tế cao.
Toàn tỉnh hiện có 32 công ty, 38 xí nghiệp trực thuộc với tổng công suất thiết kế trên 190 tấn/năm. Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu tại chỗ chưa thể đáp ứng, trong đó có tình trạng tôm nguyên liệu Cà Mau “bơi” ra ngoài tỉnh, buộc các công ty phải nhập tôm từ nước ngoài, song cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Đáng chú ý là tôm nguyên liệu của trên 10 nghìn hecta tôm sinh thái được Tổ chức Naturland của Đức công nhận, nếu xuất thô hay “chạy” sang các tỉnh là một sự hoang phí so với ưu thế thương hiệu tôm sạch của địa phương.
Hiện, sản phẩm xuất khẩu của con tôm Cà Mau có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trọng điểm tại: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước Tây Á.
Có thể bạn quan tâm

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thị trường Hoa Kỳ tăng 22,84% về khối lượng và tăng 36,58% về giá trị; Singapore tăng 55,5% về khối lượng và 95,14% về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 49,85% về khối lượng và tăng 79,4% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 97,0% về khối lượng và 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.