Tôm Cà Mau Giảm Giá Trị Do Xuất Khẩu Sản Phẩm Thô

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.
Trong 155 nghìn tấn tôm của năm 2014 thì có đến trên 92 nghìn tấn sản phẩm được xuất khẩu dưới dạng thô sang các nước, chỉ có khoảng 63 nghìn tấn được chế biến thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại, cho ra nhiều dòng sản phẩm mang lại giá trị gia tăng, thu lợi kinh tế cao.
Toàn tỉnh hiện có 32 công ty, 38 xí nghiệp trực thuộc với tổng công suất thiết kế trên 190 tấn/năm. Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu tại chỗ chưa thể đáp ứng, trong đó có tình trạng tôm nguyên liệu Cà Mau “bơi” ra ngoài tỉnh, buộc các công ty phải nhập tôm từ nước ngoài, song cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Đáng chú ý là tôm nguyên liệu của trên 10 nghìn hecta tôm sinh thái được Tổ chức Naturland của Đức công nhận, nếu xuất thô hay “chạy” sang các tỉnh là một sự hoang phí so với ưu thế thương hiệu tôm sạch của địa phương.
Hiện, sản phẩm xuất khẩu của con tôm Cà Mau có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trọng điểm tại: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước Tây Á.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đến năm 2020, tồng đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng lên 17.800 con, (tăng hơn 10.000 con so với hiện nay). Do đó tỉnh đang xúc tiến các phương pháp tăng số lượng đàn bò sữa, chủ yếu bằng 2 cách là tăng cơ học và sinh học.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ khi những vướng mắc, bất cập trong chính sách được giải quyết thì ngành chăn nuôi mới đủ sức đương đầu trước “sóng lớn” khi gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án áp dụng “3 giảm, 3 tăng” và kỹ thuật SRI, nhằm nâng cao hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa tại xã An Bình Tây, huyện Ba Tri.
Ngày 11/9, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đi thực địa đánh giá bộ giống lúa chịu mặn trồng khảo nghiệm tại các xã An Hòa, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Cư (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, ngày 10-9.