Toàn tỉnh Khánh Hòa sẽ phát triển đàn chim yến nuôi gần 1,4 triệu con

Các giải pháp để phát triển đàn chim yến gồm: Tăng cường quản lý nuôi chim yến, thực hiện đăng ký nuôi chim yến theo Thông tư 35 (năm 2013) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện kiểm soát chặt chẽ đánh giá tác động môi trường; tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc; xây dựng và bảo vệ thương hiệu yến sào Khánh Hòa; phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, gắn đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của thương hiệu yến sào Khánh Hòa; vốn ngân sách tập trung thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học.
Đồng thời xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đối với chim yến đảo, đào tạo nhân lực nghề nuôi yến, quản lý an toàn vệ sinh nhà yến; vốn tín dụng trung và dài hạn xây dựng cơ sở nuôi yến, hạ tầng vùng nuôi, làng nghề. Mặt khác, tăng cường nghiên cứu khoa học, trước mắt tập trung vào thiết bị sử dụng trong nghề nuôi, ấp nở nhân tạo, di đàn, phòng, chống dịch bệnh, công nghệ tạo nguồn, bảo quản, chế biến thức ăn; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả...
Có thể bạn quan tâm

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.